Nhớ rừng (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường dối trá, được diễn tả qua bài thơ trong bài con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết các tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước trân trọng độc lập tự do.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
- Hoàn cảnh và tâm trạng của hổ khi bị nhốt trong vườn Bách thú?
3. Bài mới
- Trong tâm trạng u uất chán ghét và bất lực, dưới cái nhìn của hổ, vườn Bách thú hiện lên như thế nào? Nỗi nhớ chốn rừng xanh nơi hổ từng ngự trị ra sao? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản (tiếp) - Gọi học sinh đọc đoạn 2-3 Hỏi: Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào? Hỏi: Em hiểu sơn lâm, bóng cả cây ở đây nghĩa là gì? (nơi núi cao có nhiều cây to lâu năm) Hỏi: Em hiểu gào ngàn nghĩa là gì? Hỏi: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, lời thơ? Hỏi: Qua đó em cảm nhận như thế nào về nơi sinh sống của hổ? Hỏi: Hình ảnh con hổ hiện lên như thế nào giữa không gian ấy? | b. Cảnh chốn giang sơn hùng vĩ trong nỗi nhớ của chúa sơn lâm: * Cảnh núi rừng: Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi... " - Điệp từ, động từ, sức sống mãnh liệt của núi rừng. ⇒ Nơi núi rừng hùng vĩ hoang sơ, thâm nghiêm, bí ẩn. * Hình ảnh chúa sơn lâm xuất hiện với tư thế: "dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", "vờn", "quắc mắt" |
Hỏi: Vai trò của hổ giữa núi rừng hùng vĩ như thế nào? Hỏi: Em hiểu các từ chúa tể, thảo hoa là gì? Hỏi: Em có nhận xét gì về từ ngữ, nhịp điệu của những khổ thơ này? (Với những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa oai nghi, dũng mãnh vừa mềm mại của chúa sơn lâm) | ⇒ Hổ là chúa tể oai nghiêm của muôn loài. Đó là quá khứ oai hùng với quyền uy tuyệt đối, tư thế hùng dũng, cuộc đời tự do oanh liệt. |
- Gọi học sinh đọc đoạn 3 Hỏi: Đoạn 3 miêu tả về cảnh nào? Hỏi: Cảnh rừng ở đây là cảnh rừng của thời điểm nào? | * Nỗi nhớ của chúa sơn lâm: - "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối…" "Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…" "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội…" " Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng... " |
Hỏi: Em có nhận xét gì về từ ngữ ở các câu thơ này? Qua đó em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên như thế nào? | ⇒ Có thể được coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy được diễn tả nổi bật trong đoạn thơ: 4 cảnh với núi non hùng vĩ, tráng lệ với những đặc điểm riêng thuộc về chúa tể sơn lâm: cảnh những đêm trăng; cảnh những ngày mưa; cảnh những bình minh; cảnh những hoàng hôn. Ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. |
2. Tâm trạng con hổ: 3. Nét đặc sắc nghệ thuật: Hỏi: Giữa thiên nhiên hùng vĩ ấy, hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào? | - Hổ - ngôi vị "chúa sơn lâm" nổi bật với tư thế lẫm liệt, hùng dũng, đầy uy lực |
Hỏi: Nêu các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ này? Nêu tác dụng? Giáo viên: Với các điệp từ câu cảm thán …khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhịp điệu rắn rỏi, hùng tráng. Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ với những cảnh không bao giờ thấy nữa - Giáo viên hướng dẫn học sinh – Hoạt động nhóm (trong vòng 3 phút) 1. Em hãy chỉ ra 2 cảnh đối lập nhau: Cảnh vườn bách thú & cảnh núi rừng nơi hổ ngự trị? 2. Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gì? - Cảnh sống tầm thường, dối trá với cuộc sống chân thật hào phóng - Căm nghét cuộc sống tầm thường, khát vọng tự do cao cả - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn cuối Hỏi: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào? Hỏi: Nỗi nhớ tiếc giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào? - Nêu nhận xét về biện pháp về nghệ thuật được tác giả sử dụng? Qua đó em hiểu được gì? - Nỗi đau của con hổ ở vườn bách thú cũng chính là nỗi đau của con người như thế nào? ( Khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình. Đó là khát vọng tự do, được giải phóng. Nỗi chán ghét thực tại, tù túng tầm thường, dối trá) | - Nghệ thuật: +Những câu hỏi tu từ được lặp lại liên tục + Nhịp thơ ngắn, thay đổi. + Đại từ, câu hỏi tu từ, điệp từ. → Gợi tả sự tiếc nuối về quá khứ oai hùng của con hổ. + Kết thúc là từ cảm thán: Than ôi! diễn tả sự đớn đau tuyệt vọng, niềm khát khao cháy bỏng một cuộc đời tự do. (Cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên chỉ là những cảnh thuộc về quá khứ huy hoàng, diễn tả nỗi nhớ da diết, khôn nguôi, đớn đau, u uất của "chúa sơn lâm". Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình lãng mạn, nó phần nào diễn tả tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Cảm hứng lãng mạn trữ tình; hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, ấn tượng, tiêu biểu; ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, cách sử dụng các dấu câu, từ ngữ, biện pháp tu từ sáng tạo. ) c. Tâm sự của nhà thơ: " Hỡi oai linh... của ta ởi! " - Hổ hướng tâm trạng về nơi núi rừng hùng vĩ với nỗi nhớ tiếc khôn nguôi. - Nghệ thuật: câu cảm thán diễn tả tâm trạng nhớ tiếc. ⇒ Qua đó nhà thơ diễn tả sâu sắc niềm khao khát tự do mãnh liệt và nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, dối trá của thế hệ thi nhân lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945. Tâm trạng nhân dân Việt Nam khổ đau vì thân phận nô lệ, chán ghét sự tù túng, nhớ tiếc thời oanh liệt tự hào dân tộc, khát khao độc lập tự do, diễn tả lòng yêu nước thầm kín |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Em có cảm nhận như thế nào về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Hỏi: Theo em việc mượn lời một con hổ có tác dụng như thế nào trong việc diễn đạt nội dung cảm xúc của nhà thơ? | 4. Tổng kết: * Nghệ thuật: sự so sánh đối lập giữa thực tại và qúa khứ, con hổ và con người. - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng, sử dụng câu hỏi tu từ. * Nội dung: - Bài thơ nói về con hổ nhưng cũng nói về con người nhắc ta nhớ cảnh tù túng, nô lệ. Bài thơ là tâm trạng của một thế hệ các nhà thơ lãng mạn đầu thế kỉ XX. * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 7 |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
Hỏi: Học sinh đọc diễn cảm bài thơ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị bài: Câu nghi vấn
Bài trước: Nhớ rừng (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài tiếp: Câu nghi vấn - Giáo án Ngữ Văn lớp 8