Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối)
- Tác dụng của việc liên kết trong các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng các phép liên kết mỗi khi viết các đoạn văn, văn bản.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị bài soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Đoạn văn được quy ước như thế nào? Có những cách nào để trình bày nội dung đoạn văn.
- Đoạn văn được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Các cách trình bày nội dung đoạn văn: quy nạp, diễn dịch, song hành.
3. Bài mới
Muốn có một văn bản liền mạch và hợp lí, chúng ta cần phải biết liên kết các đoạn văn trong văn bản. Vậy liên kết là gì? Cách liên kết như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và Học sinh | Kiến thức cần đạt được |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: - Đọc ví dụ 1 (Sách giáo khoa). | I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: 1. Bài tập: |
Hỏi: Hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì không? Vì sao? | *Ví dụ 1: Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường Mĩ Lí → không có sự gắn kết với nhau. - Đoạn 1: miêu tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong buổi tựu trường. - Đoạn 2: nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường. |
- Đọc ví dụ 2 (Sách giáo khoa) Hỏi: So với ví dụ 1 ở ví dụ 2 có gì khác? Hỏi: Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2? Hỏi: Từ đó em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản? (Giáo viên chuyển ý) | *Ví dụ 2: Có thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm”. - Cụm từ: "trước đó mấy hôm” giúp bổ sung ý nghĩa về thời gian, tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn trước → tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn, làm cho 2 đoạn văn trở nên liền mạch. → vậy cụm từ “Trước đó mấy hôm” chính là phương tiện liên kết giữa 2 đoạn văn. 2. Nhận xét: - Liên kết đoạn văn làm cho các đoạn văn có sự gắn kết chặt chẽ, mạch lạc. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách liên kết các đoạn văn trong văn bản: - Yêu cầu học sinh đọc 2 đoạn văn sách giáo khoa. Hỏi: Hai đoạn văn trên có liết kết hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học, đó là những khâu nào? Hỏi: Hai khâu này được xây dựng thành 2 đoạn văn, em hãy tìm những từ ngữ liên kết 2 đoạn văn trên? Hỏi: Những từ ngữ này tạo quan hệ gì? Hỏi: Em hãy kể một số phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê? | II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản: 1. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn. Bài tập: + Nhận xét: a. 2 khâu: tìm hiểu, cảm thụ. - Từ ngữ liên kết: bắt đầu, sau. ⇒ Quan hệ liệt kê: - Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra... |
- Học sinh đọc ví dụ b (trang 51). Hỏi: Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên? Hỏi: Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn? Hỏi: Tìm thêm các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập? | b) Quan hệ đối lập: - “ Nhưng” - Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà. |
- Học sinh đọc ví dụ I. 2 (trang 50-51) Hỏi: Từ “đó” thuộc từ loại nào? “Trước đó” là khi nào? - Học sinh đọc 2 đoạn văn d - ví dụ trang 52. | c. Chỉ từ: đó, ấy ⇒ trước đó chỉ thời gian đã xảy ra sự việc. - Đại từ, chỉ, quan hệ từ → được sử dụng làm phương tiện liên kết. |
Hỏi: Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn? Hỏi: Tìm từ ngữ liên kết 2 đoạn văn? Hỏi: Vậy: về từ ngữ, ta có thể sử dụng từ loại nào làm phương tiện liên kết? - Giáo viên chuyển ý: | d. Hai đoạn văn có ý nghĩa tổng kết, khái quát. - Từ ngữ liên kết: “ nói tóm lại”. ⇒ có thể sủ dụng quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, từ có ý nghĩa tổng kết, khái quát → làm phương tiện liên kết. |
- Học sinh đọc ví dụ (Sách giáo khoa - trang 53). Hỏi: Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn? Hỏi: Vì sao câu đó lại có tác dụng liên kết? Giáo viên: Như vậy ngoài các phương tiện liên kết bằng từ ngữ, ta còn có thể sử dụng câu để nối ý hai đoạn văn. Hỏi: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác ta cần làm gì? Có những phương tiện liên kết nào? - Học sinh đọc ghi nhớ (Sách giáo khoa - trang 53). | 2. Dùng câu để liên kết: * Bài tập + Nhận xét: - Câu: “ái dà, lại còn chuyện đi học nữa đấy”. → liên kết 2 đoạn văn. - Vì nó nối ý giữa 2 đoạn văn → (đi học) 3. Ghi nhớ (Sách giáo khoa) Trang 53. |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu của bài tập? - Học sinh làm bài, nhận xét. - Giáo viên chữa bài, bổ sung. | III. Luyện tập: 1. Bài 1 (trang 53): Tìm từ ngữ liên kết, chỉ ra quan hệ ý nghĩa của nó. a. nói như vậy → ý nghĩa tổng quát, khái quát. b. thế mà → quan hệ đối lập. c. “cũng” → nối đoạn 1 với đoạn 2 → liệt kê. “tuy nhiên” → nối đoạn 2 với đoạn 3 → đối lập. |
- Đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài. Gọi 3 em học sinh lên bảng giải. Học sinh nhận xét. Giáo viên kết luận. | Bài 2 (trang 53): Điền phương tiện liên kết: a. từ đó. b. nói tóm lại. c. thật khó trả lời. |
Đọc bài tập 3, xác định yêu cầu, làm bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết (ở nhà) | Bài 3 (trang 53): |
4. Củng cố, luyện tập
H: Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
H: Các phương tiện chủ yếu dùng để liên kết?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ, làm bài tập 3 (trang 54).
- Chuẩn bị bài: Từ ngữ đại phương và biệt ngữ xã hội. Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
Bài trước: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Giáo án Ngữ Văn lớp 8