Hội thoại - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vai xã hội trong hội thoại.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh biết xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Hành động nói là gì? Cách thực hiện các hành động nói? Cho ví dụ
3. Bài mới
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta cần các sử dụng các từ ngữ xưng hô thể hiện vai xã hội trong giao tiếp. Vậy vai xã hội có vai trò như thế nào trong giao tiếp chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI: - Đọc yêu cầu bài tập sách giáo khoa. Hỏi: Trong đoạn trích có mấy nhân vật tham gia vào hội thoại? Hỏi: Trong cuộc hội thoại ai là vai trên? ai là vai dưới? Hỏi: Trong cuộc đối thoại cách giao tiếp của người cô có điều gì đáng chê trách? Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình đối với cô? (Nhận ra.... xâm phạm đến) ( Đáp lại một cách lễ độ) Hỏi: Giải thích vì sao Hồng phải kìm nén như vậy? | I) Vai xã hội trong hội thoại 1) Bài tập: Sách giáo khoa *Nhận xét: - Đoạn trích có hai nhân vật tham gia hội thoại: Bà cô và bé Hồng - Cô→ Vai trên - Bé Hồng→ Vai dưới. - Người cô giao tiếp thiếu thiện trí, không phù hợp, không đúng mực giữa người trên với người dưới. - Bé Hồng kìm nén vì Hồng là vai dưới nên có bổn phận phải tôn trọng người trên. |
Hỏi: Em hiểu vai xã hội là gì? Có những kiểu quan hệ nào trong giao tiếp Hỏi: Khi tham gia hội thoại ta cần lưu ý điều gì? - Đọc ghi nhớ sách giáo khoa | *Kết luận: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại. theo quan hệ xã hội. - Quan hệ trên - dưới; ngang hàng (theo tuổi tác, ngôi thứ trong gia đình và xã hội) - Quan hệ thân sơ (theo mức độ quen biết, thân tình) - Tham gia đối thoại - xác định vai xã hội → chọn cách nói cho phù hợp. 2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 94 |
HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP: Hỏi: Đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời | II. Tập luyện 1. Bài 1: Trang 94 - Tâm tình: Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền.. chẳng kém gì - Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.. - Khoan dung: Nay ta bảo thật các người... nếu các ngươi không biết chuyên tập sách này theo lời dạy bảo của ta thì mới phải đạo thân chủ.. Ta viết bài hịch này ra để các ngươi biết bụng ta.. |
- Yêu cầu học trò đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 (Trang 94) Hỏi: Tìm trong lời thoại và lời văn miêu tả cho thấy thái độ vừa thân tình vừa kính trọng của nhân vật ông giáo đối với lão Hạc? Hỏi: Tìm những chi tiết trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa thân tình vừa kính trọng của lão Hạc với ônhg giáo? Những chi tiết nào diễn đạt tâm trạng k vui và giữ ý của lão Hạc? | 2. Bài 2: -Trang 94 a. Xét về địa vị Xh: ông giáo có địa vị cao hơn. lão Hạc thấp hơn. - Xét về tuổi tác: Lão hạc vai trên; ông giáo vai dưới. b. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo → thân tình; cách gọi cụ xưng tôi→ kính trọng người trên; ông con mình→ thân tình.. - Đáp lời: vâng→ kính trọng - Đối với chúng mình.. cười đưa đà. → thân tình. - Từ chối khéo léo→ giữ ý |
- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài 3: - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt cuộc hội thoại và phân tích. | 3. Bài 3 - Trang 94 A: Xin lỗi chị cho tôi hỏi thăm đường đi SĐ ạ! → Kính trọng lịch sự, xã giao B: Chị cứ đi thẳng khoảng 2 km nữa thì đến→ lịch sự thân chân thành. A: Vâng cảm ơn chị tôi xin phép. → lễ phép, lịch sự. B: Vâng chào chị→ lịch sự → Qhệ xã giao → thân – sơ |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Vai xã hội là gì? Xác định các kiểu quan hệ xã hội? Khi giao tiếp cần lưu ý điều gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài: “ Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận” làm các bài tập sách giáo
Bài trước: Thuế máu (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Giáo án Ngữ Văn lớp 8