Hành động nói tiếp theo - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố lại kiến thức về hành động nói, học sinh biết cách sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết cách sử dụng các kiểu câu để thực hiện các hành động nói phù hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh biết sử dụng hành động nói phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi…
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Thế nào là hành động nói? Phân loại hành động nói?
3. Bài mới
Ở tiết 1 các em đã được tìm hiểu thế nào là hành động nói và một số kiểu hành động nói. Tiết 2 các em sẽ tiếp tục tìm hiểu cách thực hiện các hành động nói.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện hành động nói: - Gọi học sinh đọc bài tập Hỏi: Đoạn văn bao gồm mấy câu? Hỏi: Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích, Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp vào bảng tổng hợp kết quả bên dưới. Hỏi: Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn? Hỏi: Cho biết trong 5 câu ấy, những câu nào giống nhau về mục đích nói? - Trong đoạn văn, cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện hành động nói khác nhau. Hỏi: Lập bảng trình bày mối quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với các kiểu hành động nói mà em biết. Hỏi: Vậy em rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa kiểu câu và hành động nói? → Thực hiện hành động nói trình bày→ trực tiếp - Câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến→ gián tiếp. Hỏi: Vậy qua ví dụ em có nhận xét gì về cách thực hiện hành động nói? - Hành động nói có thể được sử dụng trực tiếp bằng kiểu câu phù hợp với nó. Có thể được sử dụng gián tiếp bằng một kiểu câu khác. Ví dụ: Hành động trình bày sử dụng câu trần thuật → cách sử dụng trực tiếp. - Hành động điều khiển sử dụng câu trần thuật → cách sử dụng gián tiếp. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ Sách giáo khoa - Trang 71 | I. Cách thực hiện hành động nói 1. Bài tập 1: Sách giáo khoa (Trang 70)
- Đều là câu trần thuật, đều được kết thúc bằng dấu chấm → Câu 1,2,3→ mục đích trình bày Câu 4,5 → Mục đích cầu khiến Bài tập 2:
* Nhận xét: - Mỗi hành động nói được thực hiện bằng một kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dử dụng trực tiếp). Hoặc dùng bằng kiểu câu khác (cách sử dụng gián tiếp). 2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 71 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: Hỏi: Tìm câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ và nêu mục đích của các hành đông nói. | II. Luyên tập Bài 1: Tìm các câu nghi vấn trong bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn - Các câu đầu → Khẳng định các trung thần xả thân vì nghĩa. - Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ xả mình vì nước, đời nào không có? => Hành động khẳng định → Tạo tâm thế cho chiến sĩ. - Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn muốn vui vẻ phỏng có được không? → hành động phủ định→ thuyết phục, cổ vũ - Lỳc bấy giờ dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được khụng? → khẳng định kết quả- thuyết phục cổ vũ. - Nếu vậy, rồi đây…trời đất nữa → Khẳng định hành động cần làm ngay => Các câu nghi vấn đều được sử dụng với hành động nói mục đích gián tiếp. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hỏi: Tìm câu trần thuật có mục đích cầu khiến? Tác dụng? | Bài 2 - trang 71 - Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi - Cách sử dụng gián tiếp này để tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những ước muốn của lãnh tụ trở thành ước muốn thân thiết của mỗi người | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hỏi: Tìm Các câu có mục đích câu cầu khiến Dế choắt. | Bài 3: -Trang 72 Dế Choắt: - Song anh có cho phép em mới dám nói. Anh đã nghĩ thương em như thế này…thì em chạy sang. Dế mèn: Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. - Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. *Nhận xét: Dế choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn - Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4. | Bài 4 – Trang 72 - Ba cách a, b và e nhã nhặn và lịch sự hơn cả | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 5. Hỏi: Hành động nào hợp lý nhất? | Bài 5: - Trang 72 - Hành động a hơi kém lịch sự. - Hành động hơi buồn cười. - Hành động c là có lí nhất. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Nêu các hành động nói và cách thực hiện các hành động nói?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị bài: Ôn tập về luận điểm.
Bài trước: Nước Đại Việt ta - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài tiếp: Ôn tập về luận điểm - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8