Hành động nói - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu nói cũng là một thứ hành động, khái niệm hành động nói. Các kiểu hành động nói thường gặp.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp. Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp
3. Thái độ
- Giáo dục cho học ý thức sử dụng hành động nói trong nói, viết sao cho phù hợp; giáo dục ý thức học tập.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Nêu đặc điểm về hình thức và chức năng của câu phủ định?
3. Bài mới
Ví dụ: A. Bạn đã làm bài tập chưa? (hỏi)
B. Mình đã làm rồi. (trả lời)
Như vậy A thực hiện hành động hỏi, B có hành động trả lời. Vậy để tìm hiểu thế nào là hành động nói chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hành động nói là gì - Gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa. Hỏi: Qua ví dụ em hiểu Lí Thông nói với Thạch Sanh vì mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy? | I. Hành động nói là gì: 1. Bài tập: Sách giáo khoa –Trang 62 - Lí Thông đuổi Thạch sanh đi để một mình hưởng lợi. “ Thôi, bây giờ trời chưa … em hãy chốn ngay đi” |
Hỏi: Lí Thông có đạt được mục đích của mình hay không, chi tiết nào đã nói lên điều đó | - Lí Thông đã đạt được mục đích. (Thạch Sanh vội vàng từ biệt mẹ con Lí Thông ra đi). |
Hỏi: Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì? | - Lời nói |
Hỏi: Nếu hiểu hành động là một việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định thì việc làm của lí Thông có phải là một hành động không? Tại sao? Ví dụ: Em đóng giúp cô cái cửa, hay em bật giúp cô bóng điện lên. | - Việc làm của Lí Thông là một hành động, vì nó có mục đích cụ thể. |
- Lời nói của cô là một hành động → có mục đích cầu khiến Hỏi: Qua ví dụ em rút ra nhận xét gì? qua đó em hiểu hành động nói là gì? - Gọi 1-2 học sinh đọc ghi nhớ. | * Nhận xét: - Hoạt động nói là một doạt động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. 2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa –Trang 53 |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số kiểu hành động nói: Hỏi: Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích (I) cho biết mục đích của mỗi hành động? Hỏi: chỉ ra hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động? + Lời cái Tí: Hỏi → ăn ở đâu? bán con đấy ư? ở nhà nữa ư? khốn nạn thân con thế này (bộc lộ cảm xúc) + Lời chị Dậu báo tin Hỏi: Qua các bài tập ví dụ em hãy liệt kê các hành động nói? có bao nhiêu hành động nói? - Cho học sinh lấy ví dụ. - Gọi 1 → 2 học sinh đọc ghi nhớ Hỏi: Có mấy đơn vị kiến thức cần ghi nhớ | II. Một số kiểu hành động nói thường gặp: 1. Bài tập 1 + Câu (1) Con trăn…đã lâu (Trình bầy) (2) Nay em…tội chết (đe dọa) (3) Thôi…đi ngay (cầu khiến) (4) Chuyện …. anh lo (hứa hẹn) Bài tâp 2 + Lời cái Tí: Hỏi + Lời chị Dậu: báo tin + Lời cái Tí: hỏi (câu 1,2) và bộc lộ cảm xúc (câu 3,4) *Nhận xét: - Các hành động nói: Trình bày, đe dọa, thách thức, cầu khiến, hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc... 2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa –Trang 63 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Mục đích của Trần Quốc Tuấn khi viết "Hịch tướng sĩ" là gì? | III. Tập luyện: Bài 1 (Trang 63) - Trần Quốc Tuấn viết bài Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo, nêu cao tinh thần cảnh giác trong tướng lĩnh, động viên lòng trung quân ái quốc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. |
- Học sinh thảo luận nhóm theo tổ (trong 3') | Bài 2 (Trang 63) - Bác trai …rồi chứ → hành động hỏi - cảm ơn.. như thường → hành động bộc lộ cảm xúc - Nhưng.. mệt lắm → Hành động trình bầy - Này.. thì chốn → hành động cầu khiến - Chứ.. khổ → hành động bộc lộ cảm xúc - Vâng.. như cụ → hành động trình bày - Nhưng …húp cái đã.. còn gì → Hành động trình bầy - Thế thì… rồi đấy → hành động cầu khiến, thông báo. |
- Gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. - Học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3. - Giáo viên lưu ý học sinh không phải câu có từ hứa bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa hẹn. | Bài 3: Trang 65 - Câu 1,2 → cầu khiến - Câu 3 → hứa hẹn |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Nêu những đặc điểm của hành động nói? Phân loại hành động nói?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị bài: "Trả bài Tập làm văn số 5
Bài trước: Hịch tướng sĩ (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Trả bài tập làm văn số 5 - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8