Đánh nhau với cối xay gió (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Tiếp tục phân tích để thấy rõ sự đối lập giữa hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Hiểu rõ tính cách hai nhân vật này, đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật.
- Thấy rõ tài nghệ của nhà văn trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan-xa.
2. Kĩ năng
- Học sinh có kỹ năng đọc, phân tích nhân vật.
3. Thái độ
- Có niềm yêu thích, say mê tìm tòi, đọc - hiểu văn học nước ngoài.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, sách tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số
2. Kiểm tra
Hỏi: Tóm tắt đoạn trích: “ Đánh nhau với cối xay gió”.
3. Bài mới
Để hiểu sâu sắc hơn tài năng xây dựng nhân vật đối lập tương phản của nhà văn Xéc-van-tét và tính cách nổi bật của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt được | ||||
---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản (tiếp): Hỏi: Xuất thân của Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa như thế nào? Hỏi: Quan sát tranh, miêu tả hình dáng của Đôn Ki- hô- tê? ( Người cao, gầy lại cưỡi một con ngựa gầy nên trông hiệp sĩ càng gầy cao lêu nghêu. - Xan- chô Pan-xa đã béo, lùn lại cưỡi con lừa nên trông lão càng lùn hơn. ) → Hai người đứng cạnh nhau trông giống như một bức tranh đả kích. Hỏi: Khi thấy cối xay gió, họ có nhận xét, nhìn nhận của như thế nào? Hỏi: Sự đánh giá, nhận xét trên chững tỏ điều gì về hai nhân vật này? Hỏi: Đôn-ki-hô-tê có hành động gì? Còn Xan-chô- Pan-xa thì sao? Hỏi: Khi bị đau, thái độ hai nhân vật này như thế nào? Hỏi: Việc ăn, ngủ của hai nhân vật ra sao? Hỏi: Phẩm chất của Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ như thế nào? - Quả cảm, mong ước cao cả là muốn loại trừ cái ác nhưng lại hão huyền, mơ mộng. Hỏi: Xan-chô-Pan-xa có phẩm chất như thế nào? - Thực tế, không mơ mộng, hão huyền nhưng lại hèn nhát, cá nhân, tư lợi. | II. Đọc - hiểu (Tiếp): 1. 2. 3. b. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xan-chô-Pan-xa:
| ||||
Hỏi: Nhận xét của em về cách xây dựng hình tượng 2 nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa? | ⇒ Tác giả xây dựng hai nhân vật tương phản đối lập nhau nhằm bổ sung cho nhau giúp làm nổi bật tính cách mỗi nhân vật. Tạo nên cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. | ||||
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Nêu nhận xét của em về nội dung và nghệ thuật đoạn trích “đánh nhau với cối xay gió”? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa - trang 80 | III. Tổng kết: * Ghi nhớ sách giáo khoa - trang 80 |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Nêu nhận xét của em về 2 nhân vật Đôn Ki- hô -tê và Xan -chô Pan- xa.
Hỏi: Từ nhân vật Đôn Ki-hô-tê em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
Hỏi: Tìm trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” những chi tiết chứng tỏ Đôn Ki-hô-tê là kẻ mê các truyện hiệp sĩ muốn làm theo truyện đến mức mê muội.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài theo nội dung phân tích.
- Chuẩn bị bài: Tình thái từ
Bài trước: Đánh nhau với cối xay gió (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài tiếp: Tình thái từ - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8