Đánh nhau với cối xay gió (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được đặc điểm của thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô -tê.
- Ý nghĩa của nhân vật bất hủ mà nhà văn Xéc- van -tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô- tê và Xan- chô Pan-xa
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Có ý thức phân tích một sự việc gắn với hoàn cảnh thực tế.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, sách tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Nêu những hình ảnh đối lập nhau mà em bé bán diêm đã nhìn thấy khi quẹt những que diêm trong đêm giao thừa?
- Một lò sưởi bằng sắt, có hình nổi bằng đồng bóng loáng > < Lò sưởi biến mất, em ngồi đó trong tay cầm que diêm đã tàn.
- Bàn ăn, khăn trải bàn, con ngỗng quay, con ngỗng nhảy khỏi đĩa tiến về phía em. > < Những bức tường dày đặc, lạnh lẽo, phố xá vắng teo lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió thổi vi vu
- Cây thông Nôen lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh > < Các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao.
- Em thấy bà đang mỉm cười với em > < Ảo mộng sáng rực trên khuôn mặt em bé cũng biến mất
- Em thấy bà to lớn và đẹp đẽ, bà cầm tray em, bay mãi lên cao, cao mãi, chẳng bao giờ phải chịu đói rét gì nữa > < Họ đã về với thượng đế.
3. Bài mới
- Nói đến đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp là người ta sẽ nghĩ ngay đến nhà văn Xéc- van- tét với tiểu thuyết lừng danh Đôn Ki-hô-tê. Để hiểu thêm về nhà văn và tài năng nghệ thuật của ông, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt được |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn đọc, đọc mẫu. - Học sinh đọc. - Học sinh và giáo viên nhận xét. | I. Đọc tìm hiểu chú thích: 1. Đọc, tóm tắt: a. Đọc: |
- Yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản. - Hai thầy trò Đôn Ki- hô tê nhìn thấy chiếc cối xay gió, Đôn Ki- hô -tê cho rằng đó là những tên khổng lồ và xông vào đánh nhau với chúng. Vừa hay lúc đó, một làn gió nhẹ thổi qua làm quay những cánh quạt, Đôn Ki- hô -tê cùng ngựa bị ngã văng ra xa. còn Xan- chô Pan-xa đỡ chàng dậy và hai thầy trò tiếp tục xuất phát. Họ vừa đi vừa trò chuyện về cuộc phiêu lưu vừa mới xảy ra. Đôn Ki-hô-tê dù cho bị đau ngồi nghiêng cả người vẫn không hề than vãn nửa lời, thậm chí cũng chẳng muốn ăn. Đêm hôm đó anh ta còn bắt chước hiệp sĩ trong sách thức trắng đêm để nghĩ về tình nương. | b. Tóm tắt: |
Hỏi: Theo dõi chú thích sao (Sách giáo khoa) nêu vài nét về tác giả, tác phẩm, văn bản: “ Đôn Ki-hô -tê” - Yêu cầu học sinh giải nghĩa một số từ trong chú thích. Giải thích các từ: giám mã, chiến lợi phẩm, pháp sư? | 2. Chú thích: a. Tác giả: Xéc-van-tét (1547-1616) là một nhà văn Tây Ban Nha. Ông từng sống một cuộc đời cơ cực, thầm lặng. b. Tác phẩm: - Ra đời trong hoàn cảnh xã hội Tây Ban Nha mê truyện kiếm hiệp đến mê muội. - Tác phẩm bao gồm hai phần: Phần 1: 52 chương xuất bản năm (1605); Phần 2: 74 chương xuất bản năm (1616). Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” Trích đầu phần 1 tiểu thuyết: “Đôn Ki-hô-tê”. c. Từ khó (Sách giáo khoa - trang 79) |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản: Hỏi: Văn bản thuộc thể loại nào? | II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Thể loại: Tiểu thuyết. |
Hỏi: Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần như thế nào? | 2. Bố cục: gồm 3 phần: - Phần 1: Từ đầu-> không cân sức=> Diễn biến trước khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. - Phần 2: Tiếp -> toạc nửa vai => Diễn biến trong khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. - Phần 3: Còn lại=> Diễn biến sau khi đánh nhau với cối xay gió. |
Hỏi: Liệt kê các sự việc trong đoạn trích: “Đôn Ki- hô- tê” | 3. Phân tích: a. Diễn biến các sự việc: + Nhìn thấy và nhận định của mỗi người về chiếc cối xay gió. + Thái độ và hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay gió. + Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn. + Xung quanh chuyện ăn. + Xung quanh chuyện ngủ. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về trình tự các sự việc trên? | => Trình tự sự việc được sắp xếp một cách hợp lí theo nội dung đoạn trích. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Tóm tắt nội dung đoạn trích? Các sự việc chính trong đoạn trích?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài theo nội dung phân tích.
- Chuẩn bị bài: “Đánh nhau với cối xay gió” (tiết 2).
Bài trước: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài tiếp: Đánh nhau với cối xay gió (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8