Bố cục của văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục, tác dụng của việc xây dựng bố cục
2. Kĩ năng
- Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định
- Áp dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức xây dựng bố cục cho văn bản nói và viết.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị bài soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số
2. Kiểm tra
Hỏi: Chủ đề của văn bản là gì? Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi nào?
3. Bài mới
Giáo viên: Giới thiệu bài mới:
- Văn bản muốn mạch lạc cần phải có bố cục chặt chẽ. Vậy bố cục văn bản là gì?
- Bố cục như thế nào là chặt chẽ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt được |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục văn bản: - Yêu cầu học sinh đọc văn bản (Sách giáo khoa - trang 24) Hỏi: Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó? | I. Bố cục của văn bản: 1. Bài tập: - Người thầy đạo cao, đức trọng. * Văn bản: 3 phần: + Mở bài: (đoạn đầu): Giới thiệu chung về nhân vật (thầy giáo Chu Văn An). + Thân bài: 2 đoạn tiếp. Giải thích rõ về tài và đức của người thầy. + Kết bài; Tình cảm của mọi người dành cho thầy giáo Chu Văn An. |
Hỏi: Hãy cho biết nhiệm vụ từng phần trong văn bản trên? Hỏi: Như vậy nhiệm vụ khái quát của mỗi phần là gì? | * Mở bài: nêu lên chủ đề. - Thân bài: trình bày các khía cạnh của vấn đề. - Kết bài: tổng kết chủ đề. * 3 phần có mối quan hệ theo sự phát triển của sự việc: + Mở bài: giới thiệu tài và đức của người thầy. + Thân bài: giải thích rõ tài đức của thầy. + Kết bài: ảnh hưởng của tài và đức đối với mọi người. |
Hỏi: Bố cục văn bản là gì? Bố cục văn bản có mấy phần? Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phần? | 2. Nhận xét: - Bố cục văn bản: là sự tổ chức các đoạn văn để diễn đạt chủ đề. - Bố cục gồm có 3 phần” mở bài, thân bài, kết bài. - Ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản: - Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: Thân bài văn bản “Tôi đi học” kể về những sự việc nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào? | II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản: 1. Bài tập: * Văn bản ”Tôi đi học”. => Sắp xếp theo sự hồi tưởng về những kỉ niệm về buổi tựu trường, theo thứ tự thời gian. (Cảm xúc trên đường tới trường, khi đến trường, khi vào lớp). - Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập trước đây và buổi tựu trường. |
Hỏi: Chỉ ra diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong phần thân bài? | * Văn bản “Trong lòng mẹ”. - Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ đối với những hủ tục, định kiến lạc hậu đã đày đoạ mẹ mình khi nghe bà cô cố tình nói xấu mẹ. - Niềm vui sướng tột độ của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. |
Hỏi: Khi tả người, con vật, phong cảnh... em miêu tả lần lượt theo trình tự nào? Kể một số trình tự mà em biết? | - Có thể sắp xếp theo trình tự không gian: (tả phong cảnh); chỉnh thể - bộ phận (tả con vật); tình cảm, cảm xúc (tả người). |
Hỏi: Cho biết cách sắp xếp sự việc trong phần thân bài của văn bản “ Người thầy đạo cao đức trọng”? | * Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”. + Các sự việc nói về Chu Văn An là một người tài cao. + Các sự việc nói về thầy là người đạo đức, được học trò kính mến. |
Hỏi: Từ các bài tập trên và bằng hiểu biết của bản thân, hãy cho biết cách sắp xếp phần thân bài của văn bản? - Rút ra ghi nhớ. - Giáo viên sửa chữa, kết luận. - Học sinh đọc ghi nhớ - 2 em. Giáo viên chốt lại vấn đề. | * Nhận xét: - Sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển sự việc, mạch cảm xúc. 2. Ghi nhớ (Sách giáo khoa Trang 25) |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tập luyện: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1, xác định yêu cầu bài. - Gọi học sinh lên trả lời - Học sinh và giáo viên nhận xét. Bổ sung. | IV. Tập luyện: 1. Bài tập 1: a. Trình bày theo thứ tự không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần. b. Trình bày theo thứ tự thời gian: về chiều - lúc hoàng hôn. c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh. |
- Học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm bài tập 2. - Giáo viên sửa chữa, bổ sung. | 2. Bài tập 2: Thể hiện lòng thương mẹ của chú bé Hồng nên trình bày theo trình tự: - Lòng thương mẹ của chú bé Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ. - Khi gặp mẹ, cảm xúc khi ở trong lòng mẹ. |
- Học sinh đọc bài tập 3 nêu yêu cầu. - Học sinh làm bài tập. - Giáo viên sửa chữa, bổ sung. | 3. Bài tập 3. - Sắp xếp như vậy là chưa hợp lí, cần sắp xếp lại như sau: a. Giải thích câu tục ngữ. b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Bố cục văn bản là gì? Bố cục văn bản bao gồm mấy phần?
- Nhiệm vụ của từng phần như thế nào?
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Học ghi nhớ. Làm bài tập sách giáo khoa, sách bài tập.
Chuẩn bị “Tức nước vỡ bờ”. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Bài trước: Trường từ vựng - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Tức nước vỡ bờ - Giáo án ngữ văn lớp 8