Giáo án: Văn bản đề nghị ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được cách làm văn bản đề nghị, các tình huống cần viết văn bản đề nghị.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm văn bản đề nghị đơn giản trong cuộc sống. Viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc tích cực.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra 15 phút:
- Thế nào là văn bản hành chính? Nêu đặc điểm hình thức của văn bản hành chính?
- Viết một văn bản đề nghị với nội dung tự chọn?
Đáp án:
- Văn bản hành chính là văn bản thường sử dụng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan hay người có quyền hạn để giải quyết.
- Đặc điểm hình thức: mang tính khuôn mẫu.
Mẫu số: 01/GPXD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
______________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Kính gửi: .................................................................................
1. Tên chủ đầu tư: ........................................... Sinh năm................
Chứng minh nhân dân số........................ do...........................................
cấp ngày........... tháng…………năm…………………
Địa chỉ thường trú:
Số nhà: ............................... đường:
Phường (xã):...................... quận (huyện):
Số điện thoại:
2. Địa điểm xây dựng:
Lô đất số........................................ diện tích:
Tại số nhà:............................ đường:
Phường (xã):........................ quận (huyện):
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất số:
do:................................... cấp ngày:
3. Nội dung xin phép xây dựng:
Loại công trình:
Diện tích xây dựng tầng trệt:....................... m2
Số tầng: ............ , chiều cao (m):
Tổng diện tích sàn xây dựng (m2):
4. Tên đơn vị hoặc người thiết kế (nếu có): …………………..
Địa chỉ nơi đặt trụ sở đơn vị, hoặc địa chỉ thường trú của người thiết kế:........
Số nhà: ............................... đường:
Phường (xã):...................... quận (huyện):
Số điện thoại:
5. Thời gian hoàn thành công trình dự kiến là......... tháng kể từ ngày khởi công xây dựng.
6. Tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo nội dung Giấy phép xây dựng và thiết kế được duyệt đính kèm Giấy phép, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định của luật pháp.
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
(XÃ, THỊ TRẤN)
(ký tên, đóng dấu)
Tp. Hồ Chí Minh, ngày........ tháng....... năm.......
Người làm đơn
ký và ghi rõ họ tên)
3. Bài mới
Hôm nay chúng ta sẽ học một trong những kiểu văn bản hành chính của lớp 7 là văn bản đề nghị.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh cách làm văn bản đề nghị: Câu hỏi: Từ 2 văn bản trên hãy nêu dàn mục 1 văn bản đề nghị Giáo viên nhắc nhở học sinh phần lưu ý sách giáo khoa Giáo viên gọi học sinh đọc 1 tình huống ở bài tập 1 và trả lời câu hỏi Phần 2: Giáo viên đưa ra những văn bản đề nghị có điểm chưa đúng, yêu cầu học sinh tìm, chỉ ra chỗ sai và hướng sửa sai. | II. Cách làm văn bản đề nghị. 1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị. Phần 2: Dàn mục 1 văn bản đề nghị - 2 văn bản trên + Giống nhau: Các mục và thứ tự các mục + Khác nhau: Các lí do, sự việc, nguyện vọng. - Những phần quan trọng trong 1 văn bản đề nghị + Chủ thể: Người viết đề nghị + Khách thể: Người tiếp nhận đề xuất. + Nội dung: Đề đạt nguyện vọng gì? + Mục đích: Nguyện vọng được giải quyết có lợi ích gì? - Cách làm một văn bản đề nghị ý2 - ghi nhớ (Sách giáo khoa) Dàn mục |
Câu hỏi: Từ 2 văn bản trên hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị? | 2. Cách làm một văn bản đề nghị II2: Sách giáo khoa 3. Chú ý: Sách giáo khoa |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên hướng dẫn làm các bài tập sách giáo khoa | III. Luỵên tập 1. Bài tập 1: - So sánh lý do viết đơn và lí do viết đề nghị. + Giống nhau: cả 2 lý do (của đơn và đề nghị) đều là những nhu cầu của những nguỵên vọng chính + Khác nhau: => 1 bên là nguyện vọng cá nhân (lý do viết đơn) => 1 bên là nhu cầu của tập thể (văn bản đề nghị) 2. Bài tập 2: |
Mẫu MTB-1
Tên Doanh nghiệp....
Số: ......................
CỘNG HÒA XÁ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----------------------------
THÔNG BÁO LẬP CHI NHÁNH
Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Nội
Tên Doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
Do: ..................................................... Cấp ngày:
Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại: ........................................................ Fax:
Email:............................................................... Website:
Ngành, nghề kinh doanh:
.........................................................................................................................................
Đăng ký lập chi nhánh với các nội dung sau:
1. Tên chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa):
Địa chỉ chi nhánh:
Điện thoại:................................................................ Fax:
Email:............................................................... Website:
2. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh:
Họ tên người đứng đầu chi nhánh......................................................................... Nam/Nữ.
Sinhngày....... /....... /........ Dân tộc: ........................ Quốc tịch:............................................
Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:
Ngày cấp: ......... /........ /......... Nơi cấp:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Doanh nghiệp cam kết:
- Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sở hữu/ quyền sử dụng của doanh nghiệp;
- Chịu trách nghiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.
ngày....... tháng....... năm.....
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Kèm theo thông báo:
4. Củng cố, luyện tập
- Làm thế nào để viết tốt 1 văn bản đề nghị?
- Những điều cần chú ý khi làm bài văn đề nghị
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn nội dung bài học, - Học thuộc lòng ghi nhớ sách giáo khoa - trang 126
- Tập viết một số văn bản đề nghị.
- Chuẩn bị trước bài: Ôn tập văn học
Bài trước: Giáo án: Văn bản đề nghị ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Ôn tập phần văn - Ngữ Văn lớp 7