Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiếp Theo) - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiếp Theo) - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm vững mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức vận dụng vào thực tế.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu hỏi: Trong đời sống, khi nào chúng ta cần phải chứng minh? Nêu một vài ví dụ về những tình huống cần phải chứng minh?

Câu hỏi: Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?

3. Bài mới

- Giờ học hôm nay các em sẽ tìm hiểu các bài tập mẫu để rút ra kỹ năng cơ bản trong làm văn chứng minh.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài văn “Không sợ sai lầm” Sách giáo khoa - Trang 43

Câu hỏi: Luận điểm bài văn nêu lên là gì?

II. Luỵên tập:

Bài tập 1: Sách giáo khoa.

Tìm hiểu bài văn: Không sợ sai lầm.

a. Luận điểm: Không sợ sai lầm (nhan đề)

- Hãy tìm các câu văn mang luận điểm đó?

- Những câu văn mang luận điểm:

+ Không sợ sai lầm (nhan đề)

+ Thất bại là mẹ của thành công.

+ Những con người sáng suốt... số phận của mình.

Câu hỏi: Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ nào?

b. Các luận cứ của bài văn được đưa ra để chứng minh cho luận điểm trên.

* Luận cứ:

- Một người sợ thất bại, trên thực tế chẳng thể tự lập

+ Sợ sặc nước => không biết bơi

+ Sợ nói sai => Không nói được ngoại ngữ

+ Không chịu mất => không nhận được gì

- Sợ sai, không dám làm gì

- Có người phạm sai lầm thì chán nản

Có kẻ sai lầm rồi lại tiếp tục sai lầm

- Những người sáng suốt thì không sợ sai lầm

=> Làm chủ được số phận

Hỏi: Em có nhận xét gì về các luận cứ, những luận cứ có tiêu biểu và có sức thuyết phục hay không?

=> Luận cứ: Là những điều hiển nhiên, tiêu tiểu và có sức thuyết phục

Hỏi: Cách lập luận chứng minh ở bài viết này có gì khác so với bài “Đừng sợ vâp ngã”?

* So sánh:

- Bài "Đừng sợ vấp ngã": Nêu ra các dẫn chứng cụ thể hơn

- Bài này: Các dẫn chứng có tính chung chung, không có tên cụ thể (là 1 chân lý).

- Luận cứ ở đây là hàng loạt những lí lẽ, và cách phân tích lí lẽ hết sức hiển nhiên và có tính thuyết phục.

=> Ở bài “Đừng sợ vấp ngã” người viết chủ yếu sử dụng các dẫn chứng để chứng minh.

=> Ở bài này người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ để chứng minh.

Học sinh chuẩn bị - trình bày

Giáo viên: nhận xét, bổ sung

- Tìm chứng cứ và lí lẽ để chứng minh.

* Bài tập 2:

- Chứng minh Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đáng yêu nhất của em

* Yêu cầu bảo đảm các ý sau:

- Đó là một chân lý.

- Tìm chứng cứ và lý lẽ để chứng minh.

Từ những chứng cứ sau, khái quát thành luận đề?

- Những chứng cứ, luận chứng để chứng minh:

+ Tiếng mẹ đẻ và tiếng những người thân yêu trong gia đình.

+ Tiếng của tuổi thơ, của quê hương, làng xóm, phố phường.

+ Tiếng của tổ tiên, ông cha trong lịch sử, trong văn thơ.

+ Tiếng dùng để nói năng, trò chuyện, giao lưu, kết bạn, tâm tình.

+ Qua Tiếng Việt em có thêm hiểu biết, mở rộng tầm nhìn…

+ Có nhiều thứ ngôn ngữ được học (Tiếng Anh, Pháp) nhưng Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ đáng yêu nhất.

Triển khai luận đề thành các luận điểm? Tại sao triển khai như vậy?

Câu hỏi 2: Thế nào là phép lập luận trong bài văn nghị luận chứng minh?

* Bài tập 3:

Đề bài: Việt Nam - đất nước anh hùng

- Yêu cầu: Việt Nam anh hùng trong:

+ Chống ngoại xâm (dẫn chứng

+ Xây dựng đất nước (dẫn chứng)

+ Cần làm gì để phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc?

Câu hỏi 2: Các lí lẽ dẫn chứng sử dụng trong phép lập luận chứng minh phải bảo đảm yêu cầu nào?

Học sinh trả lời khái quát vấn đề

Giáo viên chốt

* Bài tập 4:

- Em Lê Văn Tám ở Nam Bộ lấy thân mình làm đuốc sống đốt cháy kho xăng của giặc Pháp.

- Em Lượm hy sinh trên đường băng qua mặt trận đạn bay vèo vèo.

- Anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, hy sinh trong trận Điện Biên Phủ.

=> Luận đề khái quát: Nhân dân Việt Nam anh hùng

1 học sinh đọc lại mục ghi nhớ Trang 42

* Bài tập 5:

- Luận đề: Tiếng Việt không những là thứ tiếng rất giàu mà còn rất đẹp và tràn đầy sức sống.

- Luận điểm:

1. Tiếng Việt rất giàu

2. Tiếng Việt rất đẹp

3. Tiếng Việt tràn đầy sức sống

- Luận điểm chủ yêu, cần chứng minh, nhấn mạnh

=> Lý do: Kết cấu câu: Không những…mà còn…

- Vế câu: "mà còn" quan trọng hơn "Không những".

4. Củng cố, luyện tập

: Giáo viên củng cố lại nội dung bài học

Câu hỏi: Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?

- Nêu một vài ví dụ về những tình huống cần phải chứng minh?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học ở Tiết 87 - tiết 88

- Học thuộc lòng phần ghi nhớ Trang 42

- Đọc bài đọc thêm: Có hiểu đời mới hiểu văn

Chỉ ra - Luận điểm, - Luận cứ - Cách lập luận chứng minh của bài

- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp)