Giáo án: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được mục tiêu, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích so sánh với các đề nghị luận chứng minh.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng sự yêu thích đối với bộ môn, ý thức ham tìm tòi, học hỏi.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Câu hỏi. Thế nào là nghị luận chứng minh?
3. Bài mới
Ở nhưng tiết học trước các em đã được học về thể văn chứng minh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu bài nghị luận giải thích.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích và cách thức giải thích. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau: Trong đời sống khi nào người ta cần đến giải thích? | I. Mục đích và cách thức giải thích. 1. Nhu cầu giải thích trong đời sống. - Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích là rất lớn. Gặp 1 hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích phát sinh. |
Hỏi: Hãy nêu một vài ví dụ về nhu cầu giải thích hàng ngày | - Ví dụ: Tại sao có mưa? Tại sao có nhật thực? (….. ) |
Hỏi: Làm sao để ta có thể giải thích được các câu hỏi như vậy? (khi trả lời được câu hỏi trên nghĩa là ta đã làm được một công việc giải thích) | - Muốn trả lời được các câu hỏi trên ta phải có kiến thức khoa học, chính xác và toàn diện |
Hỏi: Theo em vấn đề giải thích trong văn nghị luận là gì? | 2. Giải thích trong văn nghị luận Trong văn nghị luận người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực hành vi của con người? Ví dụ: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Khiêm tốn là gì? |
Hỏi: Mục đích của giải thích là gì? | - Mục đích để giúp chúng ta nhận thức và hiểu rõ sự vật, hiện tượng. |
Giáo viên cho học sinh đọc bài văn “lòng khiêm tốn” Hỏi: Bài văn giải thích về vấn đề gì và giải thích như thế nào | 3. Tìm hiểu phép lập luận giải thích * Bài văn: Lòng khiêm tốn - Bài văn giải thích vấn đề: Lòng khiêm tốn - Tác giả giải thích bằng cách: + Nêu định nghĩa. + So sánh đối chiếu với các hiện tượng trong đời sống hàng ngày. |
Hỏi: Đánh dấu vào các câu giải thích và cho biết chúng có phải là câu định nghĩa không? | - Các câu sử dụng để giải thích: 1. Lòng khiêm tốn có thể được coi là... 2. điều quan trọng của lòng khiêm tốn là... 3. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là... 4. Khiêm tốn là... 5. Hoài bão lớn nhất của con người là... 6. Con người có tính khiêm tốn tự cho mình là... 7. Đó là vì... 8. Tóm lại, con người khiêm tốn là... 9. Khiêm tốn là... => Là các câu định nghĩa, có đặc điểm cấu trúc A là B. |
Hỏi: Ngoài những cách giải thích trên còn có những cách giải thích nào khác nữa? | - Các cách giải thích khác + Đối lập: Người khiêm tốn – người không khiêm tốn + Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn + Chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân và hậu quả của lòng khiêm tốn. + Tìm lí do: tại sao con người cần phải khiêm tốn? * Kết luận chung: Ghi nhớ Sách giáo khoa - Trang 71. |
Hỏi: Em hiểu thế nào là phép lập luận giải thích? Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa. Giáo viên chốt | * Kết luận chung: Ghi nhớ Sách giáo khoa - Trang 71. III. Luyện tập |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Học sinh đọc bài tập phần luyện tập - Học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi trong sách giáo khoa Câu hỏi 1: Vấn đề được giải thích trong bài văn là gì? Làm thế nào để tìm ra được vấn đề cần giải thích? | Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo Trả lời câu hỏi: Lòng nhân đạo là gì? |
Câu hỏi: Nêu phương pháp giải thích trong bài? | - Phương pháp giải thích + Sử dụng các câu văn để định nghĩa + Cách thức đối lập, liệt kê các biểu hiện của lòng nhân đạo: Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc... cảnh khổ. + Chỉ ra cội nguồn của lòng nhân đạo: Những hình ảnh ấy, và... + Nêu danh ngôn: Thánh Găng-đi có một phương châm... |
4. Củng cố, luyện tập
- Nêu những yêu cầu mục đích giải thích trong đời sống và trong văn nghị luận?
- Các cách giải thích trong văn nghị luận?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ sách giáo khoa
- Tập viết bài giải thích về các câu tục ngữ đã học.
- Chuẩn bị bài: “ Sống chết mặc bay”
Bài trước: Giáo án: Ôn tập văn nghị luận - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu - Ngữ Văn lớp 7