Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Luyện tập lập luận giải thích - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Luyện tập lập luận giải thích - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm vững hơn cách làm một bài văn giải thích.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng viết đoạn văn lập luận giải thích.

3. Thái độ

- Có ý thức trau dồi tri thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức bản thân thông qua những bài văn giải thích.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Nêu các bước làm một bài văn nghị luận giải thích? Cho biết bố cục và lời văn trong một bài văn lập luận giải thích?

3. Bài mới

- Bài học này, chúng ta cùng luyện tập về văn lập luận giải thích.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh luyện đề

Câu hỏi: Em sẽ thực đề bài trên như thế nào?

I. Luyện lập luận giải thích:

Đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” hãy giải thích câu nói đó?

Câu hỏi: Đề bài yêu cầu gì?

Câu hỏi: Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?

Câu hỏi: Để đạt được yêu cầu giải thích câu nói đã nêu trên, bài làm cần có những ý gì?

1. Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Yêu cầu:

+ Cách lập luận giải thích

+ Nội dung: Câu nói “Sách……diệt”

- Căn cứ vào mệnh lệnh của đề, từ ngữ trong đề.

- Tìm ý: Căn cứ vào phần gợi ý sách giáo khoa

Câu hỏi: Mở bài cần nêu lên ý gì?

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài:

- Giới thiệu câu nói và nội dung ý nghĩa câu nói đó.

Câu hỏi: Cần sắp xếp các ý đã tìm được như thế nào để sự giải thích trở nên hợp lí, chặt chẽ, dễ hiểu.

b. Thân bài:

1) Giải thích ý nghĩa của câu nói:

- Sách chứa đựng trí tuệ của con người.

- Trí tuệ: Là những tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết.

- Sách là ngọn đèn sáng: ngọn đèn sáng soi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm (sự không hiểu biết)

- Sách là ngọn đèn soi sáng bất diệt: ngọn đèn soi sáng ấy không bao giờ tắt.

- ý nghĩa của câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tụê con người.

Câu hỏi: Cơ sở chân lí của câu nói trên là gì?

2) Giải thích cơ sở của chân lý

- Không phải mọi cuốn sách đều là “ngọn….. ” nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế.

- Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người tích lũy được trong quá trình sản xuất, chiến đấu và các mối quan hệ xã hội.

- Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ hữu dụng cho một thời mà còn hữu dụng cho mọi người.

- ánh sáng (thế) trí tuệ ấy sẽ được truyền lại cho những thể hệ sau.

3) Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói.

- Cần phải chăm chỉ đọc sách => để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn.

=> Cần chọn sách tốt, sách hay để đọc

- Cần tiếp nhận ánh sáng trí tụê chứa đựng trong sách.

c. Kết luận:

- ý nghĩa của câu nói đó đối với mọi người

- Giáo viên cho học sinh viết 1 đoạn mở bài và kết bài ở lớp. Gọi một số em đọc đoạn văn đã viết ở nhà cho các bạn nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.

3. Viết đoạn văn:

- Viết 1 đoạn mở bài

- Viết 1 đoạn kết bài

4. Đọc lại và sửa chữa.

4. Củng cố, luyện tập

- Ôn lý thuyết nhanh

5. Hướng dẫn về nhà

-Hoàn thành bài kiểm tra Chuẩn bị bài: Những trò lố hay là Va -Ren và Phan Bội Châu.