Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Tục ngữ về con người và xã hội - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Tục ngữ về con người và xã hội - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa về một số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ trong bài học về chủ đề con người và xã hội.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tìm hiểu phân tích và biết cách áp dụng những kinh nghiệm hay vào thực tế.

3. Thái độ

- Học được những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

- Có ý thức tự giác rèn luyện đạo đức bản thân.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?

- Cho biết những câu tục ngữ đó cung cấp cho em những hiểu biết gì?

- Đọc những câu tục ngữ mà em sưu tầm được trong dân gian, trong sách báo?

3. Bài mới

- Người bình dân Việt Nam nhìn nhận và đúc kết những gì về chính mình và cuộc sống xã hội của mình qua những câu tục ngữ?

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên đọc mẫu

- 2 học sinh đọc lại

- Gọi học sinh đọc chú thích

Hỏi: Em hiểu như thế nào là “mặt người”, “mặt của”, “không tày”

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích

- Mặt người: Chỉ con người (biện pháp hoán dụ)

- Mặt của: Chỉ của cải, vật chất

- Không tày => không bằng

Haotj động 2. Đọc - hiểu văn bản:

- Học sinh: đọc câu 1 và trả lời câu hỏi:

Hỏi: Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ thứ nhất là gì?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, cách ngắt nhịp của từng câu tục ngữ.

Hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu tục ngữ này?

Hỏi: Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự:

- Người sống đống vàng

- Người là vàng, của là ngãi

- Người làm ra của chứ của không là ra người

- Lấy của che thân chứ ai lấy thân che của

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Phân tích:

Câu1:

- Con người qúy gấp nhiều lần của cải, con người được đặt lên trên của cải vật chất.

- Biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập (người - của; 1> < 10)-nhiều- ít.

Cho biết giá trị của câu tục ngữ?

- Giá trị quyết định tư tưởng: thể hiện thái độ coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta.

Hỏi: Câu tục ngữ mang nghĩa là gì?

Câu 2:

- Nghĩa: Răng và tóc đều có vai trò thể hiện sức khoẻ, hình thức, tính tình, tư cách của con người.

Hỏi: Tìm những câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự?

Hỏi: Nêu giá trị được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ?

- Sử dụng:

+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết gìn giữ răng, tóc sao cho gọn gàng sạch đẹp, phù hợp với bản thân.

+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân ta.

Hỏi: Câu tục nghĩa có có mấy lớp nghĩa? Đó là những nghĩa nào?

Câu hỏi: Câu tục ngữ khuyên nhủ giáo dục chúng ta điều gì?

Câu hỏi: Tìm câu tục ngữ có nội dung tương tự?

- No nên bụt, đói nên ma

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

Hỏi: Cho biết cấu tạo của câu tục ngữ?

Câu 3:

- Câu tục ngữ có 2 lớp nghĩa

+ Nghĩa đen: Dù có đói, rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, thơm tho.

+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm những điều xấu xa, tội lỗi.

=> Giá trị: Câu tục ngữ giáo dục con người phải có lòng tự trọng, gìn giữ nhân cách, phẩm giá trọng mọi hoàn cảnh, tình huống.

Hỏi: Thế nào là học ăn, học nói?

Tại sao phải học ăn, học nói?

Câu 4:

- Có 4 vế, vừa đẳng lập vừa bổ sung ý nghĩa cho nhau.

- Điệp: từ học (lập lại 4 lần) nhấn mạnh, mở ra những điều con người phải học.

a. Học ăn học nói vì:

- Cách ăn nói thể hiện trình độ văn hoá, tính cách, nếp sống, tâm hồn con người.

- Ăn nói phải có nghệ thuật, được rèn rũa suốt đời.

-> Ăn nói phải được học nghiêm chỉnh.

+ Học ăn: Học từ cách cầm đũa, thìa, gắp thức ăn, và cơm lên miệng, nhai cơm, uống nước.

-> Vì ăn là một nghệ thuật - văn hoá ẩm thực

+ Học nói: Xác định nói với ai, nói cái gì, nói để làm gì? nói như thế nào? Nói ở đâu? lúc nào?

-> Vì giao tiếp là một nghệ thuật - văn hoá giao tiếp, ứng xử

Em hiểu thế nào là học gói, học mở?

Câu hỏi: Câu tục ngữ khuyên nhủ con người điều gì?

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ?

Câu tục ngữ giáo dục chúng ta điều gì?

Câu tục ngữ hay ở chỗ nào?

Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương tự?

b. Học gói, học mở:

- Nghĩa đen: Học gói trong lá (xưa: gói nước chấm vào lá chuối) -> mở ra sao cho không đổ, không bị bắn tung toé.

- Nghĩa bóng: Học để biết cách làm, biết giữ mình, biết giao tiếp với người khác.

=> Mọi người cần phải học để chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thục công việc, biết đối nhân xử thế, tức là có trình độ văn hoá, có nhân cách.

=> Sống có văn hoá, lịch sự thì phải cần học từ những cái nhỏ -> cái lớn

- Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

- Nhất tự … sư

Câu hỏi: Ý nghĩa của câu tục ngữ là gì?

Hỏi: Câu tục ngữ muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

Câu hỏi: Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta điều gì?

Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương tự?

Câu 5:

- Ý nghĩa: Khẳng định vai trò và công lao của người thầy

- Giáo dục: Phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học

- Cái hay câu tục ngữ: Diễn đạt một cách suồng sã (mày), vừa thách thức như 1 lời đố, theo công thức A không đố B.

- Lá lành đùm lá rách

- Tiên trách kỉ, hậu trách nhân

- Bầu ơi …. một giàn

Câu hỏi: Nêu bài học rút ra từ câu tục ngữ?

Câu 6:

- Nghĩa: Câu tục ngữ đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn

- Khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, khuyên như về việc kết giao, có tình bạn đẹp, học tập ở bạn những điều hay lẽ phải.

Câu 7:

- Khuyên như con người hãy thương yêu người khác như chính bản thân mình.

Thương người -> đặt lên trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng đồng cảm thương yêu

-> Thể hiện triết lý đầy nhân văn về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa người - người

- Cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người.

Hỏi: Em hiểu câu tục ngữ như thế nào?

Hỏi: Câu tục ngữ được áp dụng trong cảnh ngộ nào?

Tìm câu tục ngữ phê phán thái độ đó?

(Ăn cháo đá bát, ăn cây táo rào cây sung, qua cầu rút ván)

Hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây?

Hỏi: Tìm những câu tục ngữ có nội dung tượng tự?

Câu 8:

- Nghĩa đen: Khi được ăn quả -> phải nhớ ơn người trồng cây.

- Nghĩa bóng: Khi được hưởng thụ -> phải biết ơn người cống hiến, gây dựng nên.

-> Quan niệm về cống hiến, hưởng thụ

- Vận dụng trong hoàn cảnh: Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà cha mẹ; của học trò đối với thầy cô; của nhân dân đối với những người anh hùng, liệt sĩ…

- Thuận vợ … cạn

- Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch

- Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ?

- Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

Câu 9:

- Câu lục bát.

- Căn cứ vào nghĩa đen -> Câu tục ngữ không có nghĩa: 1 cây không thể làm nên rừng chứ sao lại nên non? 3 cây chụm lại làm nên rừng chứ sao lại nên hòn núi cao?

- Đây là hình ảnh ẩn dụ - so sánh -> có ý nghĩa tượng trưng

- Một người đơn độc chẳng thể làm nên việc lớn, việc khó, nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm.

- Khẳng định chân lí về sức mạnh của tình đoàn kết.

Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa?

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm

2. Tổng kết:

- Nghệ thuật: Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm xúc.

- Nội dung

+ Chú ý tôn vinh giá trị con người

+ Nhận xét, khuyên về phẩm chất lối sống con người cần phải có.

Ghi nhớ: Sách giáo khoa

Hoạt động 3. Luyện tập:

III. Luyện tập

Ví dụ: Câu 1: Đồng nghĩa: Người sống hơn đống vàng.

Trái nghĩa: Của trọng hơn người.

4. Củng cố, luyện tập

- Sau khi học xong những câu tục ngữ về con người và xã hội em đã rút ra được những bài học gì trong cuộc sống.

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học: sưu tầm các câu tục ngữ về con người và xã hội.

- Chuẩn bị bài: Rút gọn câu hỏi.