Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Bố cục trong văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Bố cục trong văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, thế nào là bố cục rành mạch và hợp lí.

- Tính phổ biến và hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng xây dựng văn bản có bố cục ba phần đầy đủ rành mạch và hợp lí.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức học tập thường xuyên, nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài, : Sách giáo khoa, sách giáo viên. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1),tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng....

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh.

Liên kết là gì? Vì sao phải liên kết trong văn bản? Để văn bản bảo đảm tính liên kết người viết phải làm gì?

3. Bài mới

Trong tất cả các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao…. Các nhà tổ chức, những huấn luyện viên phải sắp xếp đội hình, trong chiến đấu các vị tướng phải bố trí các đạo quân, cánh quân thành thế trận. Còn trong việc tạo lập một văn bản, có cần được bố trí và sắp đặt theo một cách nhất định không? Bài “Bố cục văn bản” sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục trong văn bản:

- Gọi học sinh đọc bài tập.

- Học sinh đọc và trả lời bài tập 1/a.

Tình huống: Em muốn viết một lá đơn để xin ra nhập đội TNTP HCM.

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản:

1. Bố cục trong văn bản:

a. Bài tập:

-Viết một lá đơn để xin ra nhập đội TNTP HCM.

Hỏi: Những nội dung trong lá đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trật tự không?

-> Sắp xếp nội dung theo một trật tự nhất định.

Hỏi: Em sẽ sắp xếp các nội dung đó như thế nào?

- Ví dụ: Viết đơn

1) Phần mở đầu:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ

+ Địa điểm, thời gian viết đơn.

+ Tên đơn

+ Nơi nhận đơn

2) Phần nội dung:

- Tự giới thiệu (họ tên, ngày- tháng- năm sinh, học sinh lớp, trường)

+ Trình bày nguyện vọng, yêu cầu (lí do xin vào đội)

3) Phần kết thức.

+ Lời hứa hẹn

+ Chữ kí, họ và tên người viết đơn

+ Phần ghi chú (nếu có)

Hỏi: Có thể ý muốn ghi nội dung như nào trước hay không?

- Không thể tuỳ tiện, muốn ghi nội dung nào trước cũng được. Vì sẽ làm cho văn bản trở nên lộn xộn, khó hiểu.

Giáo viên chốt: Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo trình tự hợp lí được gọi là bố cục.

b. Kết luận:

- Bố cục là sự sắp xếp các phần trong văn bản theo 1 trình tự có lí.

Hỏi: Theo em, tại sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục?

- Khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục hợp lí, giúp cho người đọc hiểu được nội dung văn bản một cách dễ dàng.

* Bài tập vận dụng: Bài 1 (Trang 30)

Ví dụ: Khi tả theo cây cối, ta có thể tuân theo dàn bài sau:

Mở bài: Giới thiệu cây định tả là gì? Trồng ở đâu, có từ bao giờ?

Thân bài: Có thể theo trật tự sau:

+ Tả bao quát: Tầm vóc, hình dạng, vẻ đẹp…

+ Tả chi tiết từng bộ phận

+ Môi trường sống và điều kiện liên quan

- Kết bài: Suy nghĩ và tingh cảm đối với cây được tả

Học sinh lấy ví dụ theo yêu cầu bài tập 1

Học sinh thảo luận trả lời

Học sinh đọc câu chuyện (1) và trả lời câu hỏi

Hỏi: Câu chuyện trên đã có bố cục chưa?

(Gợi ý: So sánh với văn bản gốc (Sách giáo khoa Trang 6 - Tập 1) “ếch ngồi đáy giếng”)

Hỏi: Cách kể chuyện như vậy bất hợp lí ở chổ nào?

* Trong văn bản gốc: 3 đoạn

Đoạn 1: Có 1 con ếch sống trong 1 không gian hẹp, xung quanh chỉ có những con vật bé nhỏ, nên tiếng kêu của của ếch là to nhất => ếch ngộ nhận về tầm cỡ của mình.

Đoạn 2: Sự việc khách quan khiến ếch thay đổi hoàn cảnh sống.

Đoạn 3: .Ếch phải trả giá cho sự thiếu hiểu biết của mình.

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:

* Bài tập:

- Văn bản (1)

+ So với văn bản “ếch ngồi đáy giếng” (Ngữ Văn 6 – tập 1) thì văn bản (1) có bố cục không hợp lí, các ý lộn xộn không thống nhất, không theo trình tự thời gian sự việc

Hỏi: Vậy nên sắp xếp bố cục câu chuỵên trên như thế nào?

Học sinh đọc văn bản (2) và trả lời câu hỏi:

- Xác định các đoạn văn trong ví dụ

Hỏi: Nội dung từng phần có rõ ràng không?

Hỏi: Cách kể chuyện như trên bất hợp lí chổ nào?

Hỏi Vì sao lại như vậy: hãy so sánh với văn bản “Lợn cười, áo mới” (Ngữ văn 6- tập 1 – Trang 126)?

+ Sắp xếp theo trình tự thời gian, sự việc và bố cục 3 phần như nguyên bản.

- Văn bản (2)

+ Nội dung không rõ ràng:

+ Đoạn 1: Giới thiệu một anh hay khoe, đang muốn khoe mà chưa được.

+ Đoạn 2: anh đã khoe được áo mới.

+ Không hợp lí: Không nêu bật được ý nghĩa phê phán, không đem lại tiếng cười cho mọi người

+ So với văn bản “lợn cưới, áo mới” (Ngữ Văn 6 – Tập 1 – Trang 126) thì văn bản (2) đảo lộn về sự sắp xếp các câu, ý => làm mất yếu tố bất ngờ gây tiếng cười

+ Sửa: Sắp xếp lại theo nguyên bản:

* Kết luận:

- Bố cục của văn bản phải rành mạch, hợp lí, phù hợp với mục đích giao tiếp

Hỏi: Vậy, bố cục của văn bản cần phải bảo đảm yêu cầu nào?

Hỏi: ở lớp 6 các em đã được học các kiểu văn bản nào? (tự sự – miêu tả)

Hỏi: Bố cục của 2 kiểu văn bản đó có 3 phần. Đó là những phần nào? Nêu nhiệm vụ của từng phần?

Hỏi: Có cần phân biệt của từng phần không? Vì sao?

3. Các phần của bố cục:

* Bài tập:

a. Nhiệm vụ của 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết bài

- Trong văn bản miêu tả:

Mở bài: Giới thiệu tên của đối tượng.

Thân bài: Miêu tả cụ thể về đối tượng

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về đối tượng.

- Trong văn bản tự sự

Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

Thân bài: Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, tính cách và mâu thuẫn.

Kết bài: Kết thúc truyện

b. Cần phân bịêt nhiệm vụ của mỗi phần vì mọi phần có nhiệm vụ riêng.

*Kết luận:

- Bố cục văn bản thường gồm 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài

Học sinh thảo luận câu hỏi (c)

Sai: Vì

+ Mở bài vừa là sự thông báo đề tài của văn bản, vừa cố gắng lằm cho người đọc (người nghe) có thể đi vào đề tài đó 1 cách dễ dàng, tự nhiên, hứng thú và hình dung được các bước đi của bài.

+ Kết bài: không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề tài mà còn làm cho văn bản để lại ấn tượng cho người đọc (người nghe)

- Học sinh thảo luận câu hỏi (d) – trả lời

-> Không: vì bố cục 3 phần có khả năng giúp văn bản trở nên hợp lí

Câu hỏi: Có phải cứ chia bố cục làm 3 phần thì văn bản tự nhiên sẽ trở nên hợp lí không?

-> Không? Bố cục 3 phần chỉ hợp lí, rõ ràng khi Mở bài – Thân bài - Kết bài phải được triển khai lôgic, hợp lí.

Câu hỏi: Bố cục văn bản thường có mấy phần?

Giáo viên gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ - Sách giáo khoa

-> Ghi nhớ: Sách giáo khoa – Trang 30

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Ví dụ 1: Xác định theo diễn biến tâm trạng của nhân vật

Ví dụ 2: Theo diễn biến sự việc

Mở bài: Tai hoạ giáng xuống đầu 2 anh em

Thân bài:

+ Cuộc chia tay đồ chơi

+ Cuộc chia tay ở lớp

+ Cuộc chia tay đột ngột ở nhà

Kết bài: Thủy để lại con Em nhỏ cho anh và tâm trạng của Thành.

- Học sinh có thể kể lại bằng một bố cục khác

- Gọi học sinh đọc bài tập 3

- Học sinh thảo luận, trả lời bài tập 3

II. Luyện tập

1. Bài tập 2: Sách giáo khoa – Trang 30

Mở bài: Tâm trạng của hai anh em vào đêm trước ngày chia tay

Thân bài: Tâm trạng của hai anh em trong buổi sáng chia tay.

+ Trong vườn

+ Khi chia đồ chơi

+ Chia tay lớp học

+ Cuộc chia tay của hai anh em

Kết bài: Tâm trạng của Thành.

2. Bài 3:

- Bố cục chưa rành mạch, hợp lí.

+ Điểm (1)(2)(3) (Thân bài) mới chỉ là kể lại việc học tốt chưa chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt.

+ Điểm (4): Không nói về học tập.

- Sửa:

+ Mở bài: Chào mừng….

+ Thân Bài:

Nêu từng kinh nghiệm học tập

-> Kinh nghiệm học tập trên lớp

-> Kinh nghiệm tham khảo tài liệu….

Kết quả của những kinh nghiệm đó đem lại

+ Kết bài: Nêu nguyện vọng, chúc hội nghị thành công

4. Củng cố, luyện tập

- Câu hỏi 1: Thế nào là bố cục của văn bản?

- Câu hỏi 2: Nêu những yêu cầu về bố cục trong văn bản?

- Câu hỏi 3: Bố cục của văn bản thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học

- Tiếp tục hoàn thịên bài tập 1 – Sách giáo khoa

- Làm bài tập sách bài tập Ngữ Văn 7 – tập 1

- Chuẩn bị bài: Mạch lạc trong văn bản.