Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu

Giáo án Bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm vững vị trí địa lí một số quốc gia ở châu Âu theo các cách phân loại khác nhau.
2. Kĩ năng
- Nắm vững cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số quốc gia châu Âu.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút, thuyết giảng tích cực.
3. Thái độ
- Sự phát triển kinh tế - Yêu quí sản phẩm làm ra.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, năng lực hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các nước châu Âu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, công cụ: com pa, thước kẻ, chì màu, tẩy.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Kể tên những nước của Liên minh châu Âu?
- Vì sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Chúng ta đã biết rằng: Châu Âu chia ra 4 khu vực là Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam âu, Đông Âu. Liên minh châu Âu là một tổ chức thương mại hàng đầu Thế giới. Bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ xác định vị trí của các nước trong các khu vực, tổ chức kinh tế đó. Một nội dung rất quan trọng nữa trong bài học hôm nay, các em phải vẽ được biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số nước châu Âu. Đây là một kĩ năng rất quan trọng trong chương trình học tập địa lí.
Hoạt động 1: Xác định một số quốc gia trên lược đồ (cá nhân)
1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ:
- Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Bắc Âu.
- Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Tây và Trung Âu.
- Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Nam Âu
- Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Đông Âu.
- Xác định vị trí các nước thuộc khu liên minh châu Âu.
- Các nước Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, và Aixơlen.
- Các nước Nam Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xec-bi, Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Bungari, Anbani, Thổ nhỉ kì, HyLạp.
- Các nước Đông Âu: Lát-vi, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, Ucrai-na, Môn-đô-va, LB Nga.
- Các nước tây và Trung âu: Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luc-xem-bua, Đức, Balan, CH Sec, Xlôvakia, Rumani, Hungari, Ao, Thụy Sĩ,
- Các nước thuộc Liên minh châu Âu: Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, Hà Lan, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế:
- Xác định Pháp trên lược đồ ở Tây âu; Ucraina ở Đông Âu.
- Hướng dẫn học sinh vẽ 2 biểu đồ tròn: 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Pháp và 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina.
Giáo án Địa Lí 7 Bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu | Giáo án Địa Lí 7 mới theo định hướng phát triển năng lực
3. Hoạt động luyện tập
- Nhận xét trình độ phát triển của 2 nước.
- Kết luận Pháp phát triển hơn Ucraina.
- Đánh giá về ý thức thái độ học tập của học sinh
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị luyện tập bài 56 (câu 3) và bài 57 (câu 2).
5. Rút kinh nghiệm