Giáo án Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
+ Hoạt động 1: Cá nhân/ nhóm- (25 phút) - Giáo viên: Cho học sinh hoạt động theo kỹ thuật “các mảnh ghép” 1/ Dựa vào kiến thức và xem hình 20.1,20.2 (sách giáo khoa) hãy kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc? - Học sinh đọc thuật ngữ "du mục", "ốc đảo" trang 186 và 188 sách giáo khoa - Giáo viên: Vì sao phải họ chăn nuôi du mục và trồng trọt trong các ốc đảo? ( câu vận dụng tư duy) ( Do tính chất khô hạn của khí hậu với nguồn nước khan hiếm…nên chăn nuôi phải du mục, trồng trọt trong ốc đảo) 2/ Quan sát các hình 20.3,20.4 và nội dung bài, hãy kể tên các hoạt động kinh tế hiện đại của các dân tộc sống trong hoang mạc? ( Giáo viên bổ sung: Sự phát triển du lịch cũng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc) - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh quan sát tiếp hình 20.3,20.4 và các ảnh sau, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc? - Học sinh trình bày – nhận xét. - Giáo viên chuẩn kiến thức ( Kĩ thuật khoan sâu cũng là những ngành hiện đại làm thay đổi bộ mặt hoang mạc. Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) - Giáo viên chuyển ý | 1. Hoạt động kinh tế: - Cổ truyền: Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong ốc đảo và vận chuyển hàng hóa qua hoang mạc. - Hiện đại: Khai thác dầu khí, nước ngầm, du lịch… |
+ Hoạt động 2: Cá nhân/ nhóm- (10 phút) Giáo viên: cho học sinh mô tả hình 20.5 và cho biết hiện tượng gì đang diễn ra trên thế giới? ( Diện tích hoang mạc trên thế giới đang ngày càng mở rộng) 3/ Nguyên nhân làm cho diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng? Nêu một số biện pháp để hạn chế sự phát triển hoang mạc? ( Nguyên nhân: Một phần do cát lấn hoặc do biến đổi của khí hậu toàn cầu, nhưng chủ yếu là do tác động của con người…) - Liên hệ hiện tượng hoang mạc ở Việt Nam ( Hiện nay Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha liên quan đến hoang mạc hóa chiếm khoảng 28% (tổng diện tích đất đai). Xảy ra ở cục bộ dọc theo bờ biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận diện tích khoảng 419.000 ha. ) ( Biện pháp: Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan, kênh đào. Trồng cây rừng chống cát bay và cải tạo khí hậu…) - Các nhóm trình bày, học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường” - Bản thân các em cần phải làm gì để hạn chế sự phát triển của hoang mạc? | 2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng: - Diện tích hoang mạc trên thế giới vẫn đang tiếp tục mở rộng. . Nguyên nhân: + Do cát lấn. + Biến động khí hậu toàn cầu + Do tác động con người. . Biện pháp hạn chế: + Dẫn nước vào hoang mạc qua kênh đào. + Trồng cây gây rừng. + Cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng qui mô lớn.. |