I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó; nắm được cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí của địa điểm có biểu đồ đó.
2. Kĩ năng
- Rèn luyên kĩ năng xác định vị trí các môi trường, phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
3. Thái độ
- Có ý thức ham học hỏi tìm hiểu môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi (hoặc hình 27.2)
- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Cho biết đặc điểm khí hậu châu Phi? Giải thích?
- Nêu và xác định các môi trường tự nhiên châu Phi?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt kiến thức
- Giáo viên vào bài mới: Để nắm vững đặc điểm khí hậu và các môi trường tự nhiên châu Phi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|
Hoạt động 1: Bài tập 1 (nhóm) + Bước 1: chia lớp thành nhóm thảo luận, thời gian 4 phút. - Nhóm 1: So sánh diện tích các môi trường tự nhiên ở Châu Phi? - Nhóm 2: Giải thích vì sao các hoang mạc ở Châu Phi lại lan ra sát biển? + Bước 2: Các nhóm tích cực trao đổi, thảo luận. + Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung + Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức. | 1. Bài tập 1 - Môi trường có diện tích lớn nhất: môi trường hoang mạc - Môi trường có diện tích nhỏ nhất: môi trường Địa Trung Hải - Ảnh hưởng dòng biển lạnh + Hoang mạc Xa- ha- ra: Dòng biển lạnh tây bắc Ca- na- ri + Hoang mạc Na- mip: dòng biển Ben - ghê - la. |
Hoạt động 2: Bài tập 2 (cá nhân, cặp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát H ình 28.1 Hỏi: Cho biết lượng mưa trung bình, sự phân bố lượng mưa trong năm? Hỏi: Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm? - Học sinh trình bày, 1-2 học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức Hỏi: Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào? Đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó? Hỏi: Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1,2,3,4 trên Hình 27.2 cho phù hợp? - Học sinh trình bày, 1-2 học sinh nhận xét - Giao viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức - Sử dụng bảng phụ | 2. Bài tập 2 |
|
3. Hoạt động luyện tập
- Đặc điểm các kiểu khí hậu?
- Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
- Học bài và hoàn chỉnh bài thực hành.
4. Hoạt động vận dụng
- Tại sao các hoang mạc ở châu Phi ăn lan ra sát biển?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Chuẩn bị bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi.
+ Quan sát hình 29.1, bảng số liệu, hình 29.2
+ Tìm hiểu lịch sử, sự phân bố dân cư.
+ Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người gây hậu quả gì?
Bài trước: Giáo án Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)
Bài tiếp: Giáo án Bài 29: Dân cư xã hội châu Phi