Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

Giáo án Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Tình hình phát triển kinh tế Trung và Nam Mĩ.
- Sự khai thác rừng Amadôn đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, môi trường rừng bị hủy hoại dần ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu. Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ rừng Amadôn khỏi bị suy thoái.
- Vai trò phát triển kinh tế của Mec-cô-xua.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích.
- Phân tích lược đồ các siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ.
- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với môi trường và mối quan hệ giữa rừng Amadôn với khí hậu toàn cầu.
3. Thái độ
- Vận dụng những kiến thức liên hệ Việt Nam. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
* Tích hợp giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ.
- Tranh ảnh rừng Amadon.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Hãy so sánh hai hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
- Nêu sự phân bố các loại cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Em có nhận xét gì về tình hình phát triển kinh tế Trung và Nam Mĩ? Sự phát triển kinh tế không đồng đều, lợi ích của khối Mec-cô-xua? Việc khai thác rừng Amadon như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

+ Hoạt động 1: (nhóm)- 15 phút

- Dựa vào hình 45.1, trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

- Thảo luận nhóm: 4 phút.

- Nhóm 1.2: Những nước nào trong khu vực có ngành công nghiệp phát triển, trình độ phát triển?

- Nhóm 3.4: Các nước khu vực Andet và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào? Vì sao các ngành công nghiệp chưa phát triển mạnh?

- Nhóm 5.6: Các nước trong lãnh thổ Caribê phát triển những ngành công nghiệp nào? Thiên nhiên có ưu đãi cho các ngành công nghiệp phát triển?

- Học sinh trình bày – nhận xét

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

1. Công nghiệp:

+ Các ngành công nghiệp kiến yếu: khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu.

+ Một số nước công nghiệp mới, có kinh tế phát triển nhất khu vực.

+ Hoạt động 2: (Cá nhân/ cặp đôi)-10 phút

- Bằng hiểu biết tiềm năng to lớn của rừng Amadon?

+ Rừng Amadôn: Rừng rậm nhiệt đới, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản.

+ Rừng chiếm 42% diện tích rừng thế giới, là lá phổi xanh, vùng dự trữ sinh học quí giá.

- Rừng Amadon bị khai thác khi nào? Gồm những giai đoạn nào?

- Ngày nay như thế nào?

( Tích hợp giáo dục môi trường)

2. Vấn đề khai thác rừng Amadôn:

- Khai thác rừng Amadôn góp phần phát triển kinh tế.

- Vấn đề môi trường cần quan tâm: hủy hoại môi trường, ảnh hưởng xấu tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

+ Hoạt động 3: (Nhóm)-10 phút

- Học sinh đọc sách giáo khoa.

- Thảo luận nhóm. 4 phút.

- Mục tiêu đa kinh tế của khối kinh tế?.

- Thành tựu? Hiện nay có bao nhiêu quốc gia?

- Học sinh trình bày.

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

3. Khối thị trường Mec-cô-xua:

- Các nước thành viên: Braxin, Achentina, Uruguay, Paraguay, Chilê, Bôlivia.

- Mục tiêu: tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.

- Thành tựu: Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.

3. Hoạt động luyện tập
- Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ?
- Hoạt động kinh tế của khối Mec-cô-xua?
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài thực hành.
- Sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở dãy An-đét.
- Sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây của dãy An-đét
- Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.
5. Rút kinh nghiệm: