Giáo án Bài 50: Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
+ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài thực hành - Giáo viên: yêu cầu bài tập là đọc và phân tích lát cắt - Vị trí lục địa Ôxtrây-li-a và các đảo lớn của Châu Đại Dương? - Lục địa Ôxtrây-li-a thuộc bán cầu nào? Giáp với biển và đại dương nào? - Xác định vị trí và nêu nguồn gốc hình thành - Nhận xét địa hình Ôxtrây-li-a. - Địa hình có thể chia thành mấy khu vực? - Trình bày đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu của mỗi khu vực? - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả và bổ sung - Giáo viên chuẩn xác kiến thức - Học sinh xác định các cao nguyên, đồng bằng của lục địa Ôxtrây-li-a. - Học sinh trình bày được các đặc điểm của các khu vực địa hình - Giáo viên chuẩn xác kiến thức | Bài tập 1: - Gồm 3 khu vực + Phía tây: cao nguyên tây Ôxtrây-li-a cao 500m, 2/3 diện tích lục địa tương đối bằng phẳng, giữa là những sa mạc. + Ơ giữa: đồng bằng trung tâm có hồ Ây-rơ sâu 16m rộng 8884m, sông Đaclinh + Phía đông: dãy đông Ôxtrây-li-a cao 1600m. Chạy dài hướng Bắc Nam: 3400m sát biển Sườn Tây thoải, đỉnh dốc: đỉnh RaođơMao cao 1600m, nơi cao nhất là núi Côxiuxcô cao 2230m |
+ Hoạt động 2: Bài tập 2 (nhóm) - Dựa vào Hình 48.1; Hình 50.2; Hình 50.3 sách giáo khoa nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ôxtrây-li-a + Sự phân bố mưa: - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về các loại gió và sự phân bố lượng mưa của mỗi miền tương ứng và giải thích + Sự phân bố hoang mạc - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về sự phân bố hoang mạc và giải thích - Hoang mạc phân bố ở phía tây lục địa, nơi có lượng mưa giảm dần từ ven biển vào - Sự phân bố hoang mạc Ôxtrây-li-a phụ thuộc vào vị trí địa hình và ảnh hưởng của dòng biển lạnh, hướng gió thổi thường xuyên - Đại diện nhóm trả lời kết quả và bổ sung - Giáo viên chuẩn xác kiến thức - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về hoạt động kinh tế. Đời sống con người ở lục địa Ôxtrây-li-a | Bài tập 2: + Gió Tín Phong: hướng đông nam từ Thái Bình Dương thổi vào phía đông + Gió mùa: hướng đông bắc (Thái Bình Dương và hướng tây bắc (Ấn Độ Dương thồi vào phía bắc lục địa + Gió tây ôn đới: hướng tây đông thổi vào phía nam - Sự phân bố lượng mưa ở Ôxtrây-li-a: + Mưa nhiều: phía bắc (ảnh hưởng của gió mùa), phía đông (ảnh hưởng của gió Tín Phong) + Mưa ít: phía tây ảnh hưởng dòng biển lạnh Ôxtrây-li-a trung tâm có đường chí tuyến nam đi qua, do địa hình dãy Ôxtrây-li-a chắn gió - Sự phân bố hoang mạc ở Ôxtrây-li-a: + Phía tây: do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ôx-xtrây-li-a + Trung tâm: sâu trong nội địa, có đường chí tuyến nam đi qua, dãy đông là địa hình chắn gió |