Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 26: Thiên nhiên châu Phi

Giáo án Bài 26: Thiên nhiên châu Phi

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng châu Phi.
- Biết đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở châu Phi.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức quý trọng tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Bằng sự hiểu biết, em hiểu về châu Phi như thế nào? ( có thể trình bày đôi nét về thiên nhiên và con người) Học sinh trả lời và dẫn dắt vào bài mới…
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Châu Phi là châu lục có những đặc điểm tự nhiên hết sức độc đáo. Hôm nay chúng ta tìm hiểu sự độc đáo ấy qua đặc điểm vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản của châu Phi như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí Châu Phi (Cá nhân, cặp)

Giáo viên: Yêu cầu học sinh trao đổi theo đôi bạn:

- Cho học sinh quan sát hình 26.1, kết hợp kênh chữ sách giáo khoa cho biết:

Hỏi: Diện tích của Châu Phi? So với các châu lục khác?

Hỏi: Xác định điểm cực bắc, cực nam của châu Phi?

Hỏi: Xác định các đường chí tuyến đi qua châu Phi?

Hỏi: Như vậy phần lớn diện tích Châu Phi nằm trong đới nào?

Hỏi: Châu Phi giáp với biển và đại dương nào?

- Học sinh lên bảng trình bày, xác định, nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chuẩn xác

Giáo viên: Yêu cầu học sinh: Nêu vị trí và ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê?

Hỏi: Đường bờ biển Châu Phi có đặc điểm gì?

Hỏi: Xác định các đảo, bán đảo lớn của châu Phi?

- Hoạt động chung cả lớp

- Học sinh xác định bán đảo và đảo lớn nhất trên bản đồ (Ma-đa-ga-xca, Xo-ma-li... )

- Học sinh lên bảng trình bày, góp ý

- Giáo viên khắc sâu kiến thức: Kênh đào Xuy-ê: dài 160km, rộng nhất 60km, đào năm 1859-1869 là điểm nút giao thông biển quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế, đường biển đi từ Tây Âu sang biển viễn đông qua biển Đại Tây Dương vào Xuyê được rút ngắn rất nhiều...

1. Vị trí địa lý.

- Diện tích trên 30 triệu km2.

- Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm trong đới nóng

- Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển. Phía đông bắc nối liền với châu Á bởi kênh đào Xuy- ê

- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

. Hoạt động 2: Tìm hiểu địa hình và khoáng sản (nhóm, cá nhân)

Giáo viên cho học sinh: Quan sát lược đồ Hình 26.1, lưu ý thang màu, cho biết:

Hỏi: Ở Châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu?

Giáo viên: Sơn nguyên là khu vực núi rộng lớn, tương đối bằng phẳng, trong đó có các dẫy núi xen lẫn cao nguyên

Hỏi: Độ cao trung bình?

Hỏi: Đọc tên và xác định trên bản đồ các sơn nguyên và bồn địa?

Hỏi: Địa hình phía đông Châu Phi có đặc điểm gì?

- Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên chốt trên bảng

- Giáo viên: Chính bởi vậy ở phía Đông-Nam chủ yếu là các sơn nguyên cao 1.500-2.000m và thấp dần về phía Tây Bắc vì ở đây là các bồn địa và hoang mạc.

- Giáo viên vấn đáp:

Hỏi: Đặc điểm này tác động đến địa hình Châu Phi như thế nào?

Hỏi: Kể tên và xác định các đồng bằng, dãy núi cao ở châu Phi?

- Học sinh xác định trên bảng lớp: Dãy Atlat ở Tây Bắc, dãy Đrêkenbéc ở Đông Nam.

Hỏi: Vậy ngoài địa hình cao nguyên, ở Châu Phi còn có dạng địa hình nào? Đặc điểm?

Hỏi: Nhận xét về địa hình châu phi?

- Học sinh kể, xác định: sông Nin, hồ Victoria

Giáo viên: Châu Phi có con sông Nin là sông dài nhất Thế giới (6.671km). Sông ở Châu Phi có giá trị kinh tế rất lớn.

- Hồ: Tập trung chủ yếu ở Đông Phi, lớn nhất là hồ Victoria có tổng diện tích là 68.000km2, sâu 80m...

Hỏi: Mạng lưới sông ngòi và hồ của Châu Phi có đặc điểm gì?

- Hoạt động chung cả lớp

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi.

Hỏi: Kể tên các loại khoáng sản ở châu Phi?

Hỏi: Sự phân bố của các khoáng sản này?

Hỏi: Từ đây em có nhận xét chung như thế nào về tài nguyên khoáng sản của châu Phi?

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

- Giáo viên liên hệ khoáng sản Việt Nam, giáo dục môi trường

2. Địa hình và khoáng sản.

.Địa hình: tương đối đơn giản, là một khối cao nguyên đồ sộ, cao trung bình 750m.

- Khoáng sản rất phong phú, đa dạng


3. Hoạt động luyện tập
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp:
- Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, lập bảng các loại khoáng sản chính – sự phân bố
- Học sinh trình bày trên lược đồ, nhận xét
Bài tập 3/ sách giáo khoa
Giáo án Địa Lí 7 Bài 26: Thiên nhiên châu Phi | Giáo án Địa Lí 7 mới theo định hướng phát triển năng lực
4. Hoạt động vận dụng
Hỏi: Viết đoạn văn ngắn trình bày đôi nét về thiên nhiên châu Phi (vị trí, địa hình và khoáng sản)
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu về các kiến thức về thiên nhiên châu Phi.
- Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên Châu Phi