Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 13: Môi trường đới ôn hòa

Giáo án Bài 13: Môi trường đới ôn hòa

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được vị trí và khí hậu của môi trường đới ôn hòa.
- Thấy được sự khác nhau của các kiểu khí hậu thuộc môi trường ôn hòa qua biểu đồ khí hậu.
- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà.
- Sự phân hóa thiên nhiên theo thời gian, không gian.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục củng cố thêm về kỹ năng đọc, phân tích ảnh và biểu đồ địa lí, bồi dưỡng kỹ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn đới qua các biểu đồ và qua ảnh.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên có ý thức bảo vệ tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ…
* Tích hợp Giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ cảnh quan thế giới, ảnh 4 mùa ở đới ôn hoà. Hình 13.1 phóng to.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, tranh ảnh môi trường đới ôn hòa
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
* Trò chơi đoán hình: Giáo viên cho học sinh xem các hình và suy đoán các cảnh quan, các đới khí hậu qua hình
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình - học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Để biết được môi trường tiếp theo có đặc điểm khí hậu và cảnh quan khác môi trường đới nóng như thế nào ta đi tìm hiểu ở bài 13: Môi trường đới ôn hòa
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm khí hậu đới ôn hòa (cá nhân, cặp)

Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 13.1 sách giáo khoa, xác định vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ thế giới.

- Nhận xét về diện tích đất nổi của môi trường ôn hòa ở hai bán cầu?

.Học sinh: quan sát hình và suy nghĩ, trả lời câu hỏi

.Giáo viên: nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

.Giáo viên: Với vị trí như vậy thì khí hậu đới ôn hoà mang tính chất gì ta tiếp tục nghiên cứu hoạt động 1

.Giáo viên: Yêu cầu học sinh xem bảng số liệu trang 42: Hãy đọc

bảng số liệu sau và cho biết khí hậu đới ôn hòa mang tính chất gì?

.Học sinh xem bảng số liệu, trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

.Giáo viên: kết luận:

(Nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh, Khí hậu không nóng như đới nóng và không lạnh như đới lạnh. Lượng mưa không nhiều như đới nóng nhưng cũng không ít như đới lạnh)

.Giáo viên: Quan sát Hình 13.1 sách giáo khoa, giới thiệu các kí hiệu mũi tên chỉ: dòng biển nóng, gió tây ôn đới, khối khí nóng, khối khí lạnh.

- Vậy các yếu tố trên có ảnh hưởng tới thời tiết của đới ôn hoà như thế nào?

- Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi- góp ý, bổ sung

.Giáo viên: nhận xét, chuẩn xác kiến thức

(Do vị trí trung gian nên đới ôn hoà chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột... )

.Giáo viên nêu câu hỏi lồng ghép môi trường

+ Như vậy thời tiết bất thường đó có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống và sản xuất ở đới ôn hoà?

.Học sinh: tự phân tích - giáo viên hướng dẫn, góp ý

.Giáo viên: Do khí hậu phức tạp và đa dạng, nên môi trường có sự phân hoá thành các kiểu môi trường khác nhau. Cụ thể thế nào chúng ta chuyển sang tìm hiểu mục 2

* Vị trí: Khoảng từ chí tuyến vòng cực ở cả 2 bán cầu

- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hoà nằm ở bán cầu Bắc.

1. Khí hậu:

- Vị trí: Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.

- Đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi bất thường.

+ Hoạt động 2: (cá nhân/nhóm)

.Giáo viên: Thay đổi theo thời gian, trong một năm ở đới ôn hòa có mấy mùa?

.Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh 4 mùa ở đới ôn hoà và trả lời câu hỏi: Hãy nhận xét sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên của 4 mùa ở đới ôn hòa?

. Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi - Học sinh khác góp ý, bổ sung

.Giáo viên: chốt kiến thức (liên hệ cảnh sắc 4 mùa ở nước ta)

.Giáo viên: (Với sự tác của dòng biển nóng, của gió Tây ôn đới và tùy thuộc vào vĩ độ... )- Yêu cầu học sinh xem hình 13.1, cho biết: Thay đổi theo không gian từ bắc xuống nam, từ tây sang đông đới ôn hòa có những kiểu môi trường nào?(Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa... )

.Học sinh xác định trả lời câu hỏi- Học sinh khác góp ý, bổ sung

.Giáo viên: chốt kiến thức

.Giáo viên cho học sinh quan sát các biểu đồ khí hậu và các ảnh tương ứng Hình 13.2, Hình 13.3, Hình 13.4 (Sách giáo khoa trang 44), yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của từng kiểu môi trường (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa trung hải), rút ra đặc điểm khí hậu của từng kiểu môi trường đó?

.Giáo viên: chia học sinh ra thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu một kiểu môi trường.

.Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung khi cần.

.Giáo viên kết luận, đánh giá.

.Giáo viên: chốt kiến thức (Sự thay đổi khí hậu đó cũng làm cho thảm thực vật thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông)

2. Sự phân hoá của môi trường:

- Phân hóa theo thời gian, một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

- Phân hóa theo không gian: Thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.

3. Hoạt động luyện tập
Câu 1:
A. Gió Mậu dịch
B. Gió mùa
C. Gió Tây ôn đới
D. Gió Đông cực
Câu 2:
A. Cây tăng trưởng chậm, trơ cành
B. Quả chín.
C. Cây nảy lộc, ra hoa.
D. Lá khô vàng và rơi rụng.
Câu 3:
A. từ thấp lên cao
B. từ Bắc đến nam, từ tây sang đông
C. từ tây bắc xuống đông nam
D. từ đông nam lên tây bắc
Câu 4:
C. địa hình
B. vĩ độ cao, thấp
A. dòng biển nóng, lạnh
D. vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh
4. Hoạt động vận dụng
- Tìm các thông tin, hình ảnh để chứng minh được ở đới ôn hòa với mỗi kiểu môi trường khác nhau thì sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cũng khác nhau
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Giáo viên chuẩn xác lại toàn bộ kiến thức nội dung bài học.
- Cho học sinh trả lời câu hỏi 1,2 sách giáo khoa trang 45.
- Học sinh học bài cũ
- Xem trước bài mới “ Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa”
- Chuẩn bị tranh, ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa