Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo)

Giáo án Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm vững đặc điểm và sự phân bố của các môi trường ở Châu Âu.
+ Đặc điểm môi trường ôn đới hải dương.
+ Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa.
+ Đặc điểm của môi trường Địa Trung Hải.
+ Đặc điểm của môi trường núi cao.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, sơ đồ và rút ra đặc điểm khí hậu của từng khu vực.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ
- Giao tiếp: Trình bày nghĩ suy, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút, thuyết giảng tích cực.
3. Thái độ
- Tiếp tục giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các kiểu khí hậu Châu Âu.
- Một số hình ảnh của mơi trường tự nhiên ở Châu Âu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Dựa vào bản đồ trình bày vị trí địa lí, địa hình của Châu Âu?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Kết nối: Châu Âu trải dài theo hướng vĩ tuyến nằm trong đới khí hậu ôn hoà. Môi trường tự nhiên phân hoá đa dạng: Gồm môi trường ôn đới hải dương, lục địa, Địa Trung Hải và núi cao. Vậy đặc điểm cụ thể của từng kiểu môi trường này như thế nào → Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

+ Hoạt động 1: (nhóm)

- Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ khí hậu.

- Xác định vị trí giới hạn của môi trường trên bản đồ?

- Thảo luận nhóm 3 phút – 4 học sinh

- Phân tích biểu đồ Hình 52.1- nhận xét về đặc điểm khí hậu?

+ Nhiệt độ tháng cao nhất Tháng 7: 18oC, thấp nhất Tháng 1: 8oC

+ Mùa mưa nhiều: Tháng 10 - Tháng 1.

+ Mùa mưa ít: Tháng 2 - Tháng 9.

→ Tổng lượng mưa 820mm.

- Nhận xét đặc điểm khí hậu của ôn đới hải dương.

- Với đặc điểm khí hậu như vậy sông ngòi và hệ thực động vật ở đây như thế nào?

3. Các môi trường tự nhiên.

a. Môi trường ôn đới hải dương.

- Khí hậu: Mùa đông ấm, mùa hạ mát, lượng mưa tương đối lớn

- Sông ngòi nhiều nước, thực vật là rừng lá rộng.

+ Hoạt động 2: ( nhóm)

- Xác định vị trí của môi trường ôn đới lục địa.

- Phân tích biểu đồ Hình 52.2 sách giáo khoa. Nhận xét về khí hậu?

+ Nhiệt độ tháng cao nhất Tháng 7: 20oC, thấp nhất: Tháng 1: - 12oC

+ Mùa mưa: Từ tháng 5 - 10. Mùa khô: Từ tháng 11 - tháng 4.

+ Tổng lượng mưa: 443mm.

- Nhận xét đặc điểm khí hậu môi trường ôn đới lục địa?

- Khí hậu như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông ngòi và hệ thực vật ở đây?

b. Môi trường ôn đới lục địa.

- Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông rất lạnh có băng tuyết bao phủ, lượng mưa ít

- Sông ngòi đóng băng vào mùa đông, mùa xuân hạ sông ngòi nhiều nước. Thực vật thay đổ từ bắc xuống nam

+ Hoạt động 3: (nhóm)

- Xác định vị trí của môi trường Địa Trung Hải trên bản đồ? (Nằm ở phía nam của châu lục. )

- Thảo luận nhóm 3 phút – 4 học sinh

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Hình 52.3 và rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải?

+ Nhiệt độ tháng cao nhất Tháng 7: 25oC, thấp nhất Tháng 1: 10oC.

+ Mùa mưa: Tháng 10 - Tháng 3. Mùa khô: Tháng 4 - Tháng 9

+ Tổng lượng mưa: 711mm

- Qua kết quả báo cáo hãy rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải?

- Với đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy sông ngòi và hệ thực động vật ở đây như thế nào?

- Địa hình núi trẻ phân bố ở khu vực nào của châu Âu, em hãy xác định trên bản đồ?

- Phía nam Châu Âu là những dãy núi trẻ cao và đồ sộ.

c. Môi trường Địa Trung Hải.

- Khí hậu: Nhiệt độ cao quanh năm, mùa hạ khô nóng, mưa về mùa thu đông.

- Sông ngòi ngắn và dốc, lũ vào mùa thu đông, cạn vào mùa hạ.

- Thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn trong mùa hạ là kiểu rừng là cứng xanh quanh năm.

+ Hoạt động 4: ( cá nhân)

- Quan sát Hình 52.4 sách giáo khoa. Trên sườn núi An Pơ có những vành đai thực vật nào, độ cao của từng vành đai?

+ 200 - 800m: Đồng ruộng làng mạc.

+ 800m - 1800m: Rừng hỗn giao.

+ 1800m - 2200m: Rừng lá kim.

+ 2200m - 3000m: Đồng cỏ núi cao.

+ Trên 3000m: Băng tuyết phủ vĩnh viễn.

- Vì sao thảm thực vật lại thay đổi như vậy?

- Sự phân hoá của thảm thực vật theo độ cao giống với sự phân hoá nào mà chúng ta đã học?

- (Tích hợp giáo dục môi trường)

d. Môi trường núi cao.

- Càng lên cao nhiệt độ và lượng mưa càng giảm, thảm thực vật cũng thay đổi theo

3. Hoạt động luyện tập
- Trình bày đặc điểm khí hậu, thực vật, sông ngòi của các môi trường tự nhiên của châu Âu?
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
- Chuẩn bị trước bài 53: Thực hành
Trả lời câu hỏi gợi ý sách giáo khoa
5. Rút kinh nghiệm: