I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phân biệt khái niệm lục địa và châu lục.
- Nắm được sự phân chia loại hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, phân tích, so sánh số liệu thống kê.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút, thuyết giảng tích cực.
3. Thái độ
- Ý thức tìm hiểu thế giới thấy được sự rộng lớn và đa dạng
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Bảng số liệu trang 81 sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: cho học sinh 1 phút trình bày hiểu biết của mình về các châu lục trên trái đất
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình - học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng. Bề mặt Trái Đất có các lục địa và các đại dương. Trên các châu lục có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, song dựa trên một số mặt có thể phân chia thành các nhóm nước có một số đặc điểm chung. Tất cả những điều đó các em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu các lục địa và các châu lục (nhóm, cá nhân) - Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới, giới thiệu ranh giới châu lục và đại lục qua bản đồ. - Chia 4 nhóm thảo luận – 4’ + Nhóm 1,2: Phân biệt lục địa và châu lục? + Nhóm 3,4: Dưạ vào cơ sở nào để phân chia lục địa và châu lục? - Học sinh: Trình bày – nhận xét - Giáo viên: Chuẩn xác - Trên thế giới có mấy lục địa, châu lục? - Nêu và xác định qua bản đồ? ( Nêu tên các đại dương, các đảo, quần đảo nằm xung quanh) - Lục địa nào gồm 2 châu lục? Châu nào gồm 2 lục địa? Lục địa nào nằm dưới lớp nước đóng băng? Một châu lục lớn bao lấy một lục địa? | 1. Các lục địa và các châu lục: - Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh. - Châu lục bao gồm các lục địa và các đảo thuộc lục địa đó. - Trên thế giới có 6 châu lục và 6 lục địa. |
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm nước trên thế giới (cá nhân, cặp đôi) - Dựa vào bảng số liệu cho biết có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? - Giới thiệu khái niệm chỉ số phát triển con người (HDI) là sự kết hợp của ba thành phần: tuổi thọ, trình độ học vấn và thu nhập bình quân đầu người. - Đọc đoạn đầu mục 2: “ Người ta … châu lục” để phân loại và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội từng nước, từng châu dựa vào chỉ tiêu gì? - Dựa vào các chỉ tiêu, cách phân loại các quốc gia như thế nào? - Đối chiếu qua hình 25.1 và làm bài tập 2 trang 81 sách giáo khoa. - Ngoài ra còn cách phân loại nào khác? Chia ra những nhóm nước nào? | 2. Các nhóm nước trên thế giới: - Dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình qân đầu người, tỉ lệ tử vong trẻ em, chỉ số phát triển con người để phân loại các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước + Nhóm nước phát triển + Nhóm nước đang phát triển |
3. Hoạt động luyện tập
Giáo viên chiếu lược đồ thế giới, tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ: có các ô chứ số (từ 1-> 11)
- Yêu cầu học sinh chọn số, giáo viên nêu câu hỏi: Đọc tên các các châu lục và các đại dương trên thế giới?
- Học sinh tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét đúng sai, tuyên dương…
4. Hoạt động vận dụng
Hỏi: Chúng ta đang sống ở châu lục nào? Trình bày những hiểu biết của em về châu lục ấy?
Hỏi: Em hiểu gì về nền kinh tế của Việt Nam?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
* Tìm hiểu về các kiến thức về tự nhiên – Kinh tế xã hội của các châu lục trên Thế Giới?
* Học bài, làm bài tập
* Nghiên cứu trước bài 26 “ Thiên nhiên châu Phi”.
+ Đọc sách giáo khoa, tìm hiểu về các đặc điểm thiên nhiên châu Phi
Bài trước: Giáo án Bài 23: Môi trường vùng núi
Bài tiếp: Giáo án Bài 26: Thiên nhiên châu Phi