Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm

Giáo án Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc lược đồ, lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết 1 số đặc điểm của rừng rậm…
- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu
3. Thái độ
- Giáo viên ý thức bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng hình ảnh...
5. Tích hợp:
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các môi trường địa lí; tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở, sách giáo khoa
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: - Trên thế giới có mấy đới khí hậu nào? Đặc điểm của mỗi đới khí hậu ra sao? (Dựa vào kiến thức lớp 6, học sinh nhắc lại)
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đới nóng (cá nhân)

. Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ các kiểu môi trường đới nóng.

- Xác định phạm vi môi trường đới nóng.

- Vì sao gọi là nội chí tuyến? ( Do nằm trong phạm vi 2 đường chí tuyến)

- Nêu các đặc điểm chủ yếu của đới nóng.

- Kể tên các kiểu môi trường đới nóng.

- Giới thiệu màu sắc các kiểu môi trường dựa vào 5.1.

- Học sinh: Trình bày- học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên: Chuẩn xác

I-Đới nóng:

- Nằm giữa 2 chí tuyến liên tục từ tây sang đông.

- Đặc điểm: Nhiệt độ cao quanh năm, có gió Tín Phong, giới động, thực vật đa dạng, nơi đông dân ….

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về môi trường Xích đạo ẩm (nhóm, cá nhân)

.Giáo viên cho học sinh:

- Xác định môi trường xích đạo ẩm.

- Xác định Xingapo và nhận xét đường biểu diễn nhiệt độ, lượng mưa

- Chia nhóm thảo luận (4 nhóm)

- Phân tích nhiệt độ, lượng mưa của Xingapo rút ra đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm?

+ Nhóm 1,2: Nhiệt độ (cao I, thấp I, biên độ nhiệt)

+ Nhóm 3,4: Lượng mưa (cả năm, cao I, thấp I.. )

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét

- Giáo viên chuẩn xác

- Xingapo có vị trí nằm kề xích đạo, có khí hậu tiêu biểu cho kiểu khí hậu môi trường xích đạo.

. Cho học sinh: Nêu đặc trưng tiêu biểu khí hậu môi trường xích đạo.

- Quan sát hình 5.3 và 5.4.

- Nhận xét rừng rậm xanh quanh năm.

- Rừng có mấy tầng chính?

- Vì sao rừng có nhiều tầng? (đất tốt, khí hậu ẩm ướt, nắng nóng, mưa nhiều quanh năm)

- Học sinh trả lời

- Giáo viên chuẩn xác.

(Tích hợp giáo dục môi trường)

II- Môi trường Xích đạo ẩm: ?

1. Khí hậu:

- Nằm trong khoảng từ 5o Bắc - 5o Nam

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ cao. Mưa nhiều, quanh năm (từ 1500-2500mm)

+ Độ ẩm rất cao trên 80 %

2. Rừng rậm xanh quanh năm:

- Rừng rậm rạp có nhiều dây leo, nhiều tầng tán…

3. Hoạt động luyện tập
Bài tập 3/ sách giáo khoa
- Qua đoạn văn, nêu đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm.
+ Rừng cây rậm rạp, nhiều cây lấy gỗ, cây dây leo…
Bài tập 4 / sách giáo khoa
- Miêu tả bức ảnh…
- Biểu đồ A phù hợp với bức ảnh vì: Lượng mưa lớn quanh năm (1800-> 2000mm /năm), nhiệt độ cao trên 27 ºC -chênh lệch nhiệt độ thấp-> Biểu đồ thuộc môi trường xích đạo ẩm
4. Hoạt động vận dụng
- Bằng sự hiểu biết, Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nào?
- Môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Theo em khí hậu và tv ở kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa có giống với kiểu môi trường xích đạo hay không? Vì sao?
- Học sinh liên hệ
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu về môi trường xích đạo ẩm
- Học bài, hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị: “ Môi trường nhiệt đới”
+ Đọc bài, pt biểu đồ khí hậu, tìm hiểu về các đặc điểm khác của môi trường