Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 19: Môi trường hoang mạc

Giáo án Bài 19: Môi trường hoang mạc

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc
- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc
- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc
- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
- Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quuyết vấn đề, tự nhận thức...
3. Thái độ
- Thông cảm, chia sẻ với khó khăn nhân dân vùng hoang mạc
- Rút ra nhiều kinh nghiệm sản xuất trong điều kiện tự nhiên khó khăn.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ
- Năng lực sử dụng hình ảnh
* Tích hợp Giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo viên: - Bản đồ cảnh quan thế giới (lược đồ 19.1 phóng to).
- Ảnh hoang mạc ở châu Á, châu Phi, Mĩ, Ô-trây-li-a.
- Ảnh về các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trên các hoang mạc
- Ảnh về phòng chống hoang mạc hóa trên thế giới
Học sinh: - Bài học, vở ghi, sách giáo khoa.
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới
. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Thảo luận theo nhóm; đàm thoại gợi mở; thuyết giảng tích cực...
- Sử dụng phương tiện trực quan, máy chiếu
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ:
Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao

Môi trường hoang mạc

- Trình bày được sự phân bố của các hoang mạc trên thế giới

- Trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc

- Biết được những đặc điểm thích nghi của động thực vật với môi trường hoang mạc

- Trình bày được các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.

- Biết được những nguyên nhân khiến hoang mạc đang ngày càng mở rộng trên thế giới

- Nêu được một số biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của hoang mạc

- Giải thích được nguyên nhân sự phân bố các hoang mạc trên thế giới

- Giải thích được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc

- Giải thích được vì sao giới sinh vật có thể thích nghi với môi trường hoang mạc

- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc

- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa

- Liên hệ với quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam

BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ:
1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết.
Câu 1: Quan sát lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới, em hãy cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?
Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
Câu 3: Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa, kết hợp với hiểu biết của bản thân cho biết thực, động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
Câu 4: Trình bày các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc?
Câu 5: Trình bày nguyên nhân khiến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng?
Câu 6: Nêu một số biện pháp để hạn chế sự mở rộng diện tích các hoang mạc.
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu.
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học giải thích sự phân bố của các hoang mạc trên thế giới?
Câu 2: Giải thích vì sao môi trường hoang mạc lại có khí hậu khô hạn, khắc nghiệt như vậy?
Câu 3: Vì sao giới sinh vật lại có thể thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt của hoang mạc?
3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp.
Câu 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Hình 19.2 và Hình 19.3 và rút ra đặc điểm của khí hậu môi trường hoang mạc
4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao.
Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm khí hậu của hoang mạc đới nóng và khí hậu của hoang mạc đới lạnh?
Câu 2: Bằng kiến thức và hiểu biết của bản thân em hãy cho biết quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
2. Chuẩn bị của học sinh
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên cho học sinh quan sát một số ảnh của hoang mạc Xa-ha-ra, Gô- bi, A-ta-ca-ma. ? Cho biết những ảnh trên thể hiện cảnh quan gì?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình - học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

+ Hoạt động 1: (nhóm/ cá nhân)- (25 phút)

Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ 19.1.

Hỏi: Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

Học sinh: Trả lời

Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 19.1

Hỏi: Cho biết hoang mạc Xahara thuộc đới nào?

Hoang mạc Gôbi thuộc đới nào?

Học sinh: Thuộc đới nóng và đới ôn hòa

Giáo viên: Ngay sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về đặc điểm khí hậu của hai hoang mạc này.

- Chia lớp thành 2 nhóm: (Thảo luận)

+ Nhóm 1: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của tháng cao nhất và tháng thấp nhất Hình 19.2 Hoang mạc Xahara ở 19oB. Rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu hoang mạc.

+ Nhóm 2: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của tháng cao nhất và tháng thấp nhất Hình 19.3 Hoang mạc Goobi ở 43oB. Rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu hoang mạc.

Học sinh: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày.

Hỏi: Từ kết quả vừa phân tích trình bày đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?

Học sinh: Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: mưa ít ở Xahara 21mm, GôBi 140mm; biên độ nhiệt năm lớn Xahara 24oC, Mông cổ 40oC.

Giáo viên mở rộng: Biên độ nhiệt ngày đêm của hoang mạc rất lớn có lúc giữa trưa lên đến 40oC đêm hạ xuống 0oC.

Hỏi: Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở ôn hoà?

Học sinh: Trả lời

Giáo viên: Nhận xét, chốt ý

Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát 2 ảnh 19.4 Xahara và 19.5 Ariđôna (Hoa Kì)

Hỏi: Trình bày quang cảnh hoang mạc châu Phi và hoang mạc Bắc Mĩ?

Học sinh: Quan sát và mô tả

(Hoang mạc Xahara ở châu Phi như một biển cát mênh mông từ Tây sang Đông 4500 km, từ Bắc xuống Nam 1800 km, với những đụn cát di động; một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng như cây dừa)

(Hoang mạc Ariđôna ở Bắc Mĩ là vùng đất sỏi đá với các cây bụi gai và các cây xương rồng nến khổng lồ cao 5m, mọc rải rác).

- (Tích hợp giáo dục môi trường)

1. Đặc điểm của môi trường:

+ Phân bố:

- Chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi.

- Chủ yếu nằm dọc theo hai đường chí tuyến, sâu nội địa, gần hải lưu lạnh

+ Khí hậu:

- Rất khô hạn và khắc nghiệt.

- Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn.

- Cảnh quan chủ yếu sỏi, đá, cồn cát.

- Thực vật cằn cỗi, động vật hiếm hoi chỉ có ở ốc đảo.

+ Hoạt động 2: (cặp bàn)- (10 phút. )

Hỏi: Cho biết thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc? Cho biết động vật thích nghi với môi trường hoang mạc bằng cách nào?

Học sinh: Trả lời

Giáo viên: Chuẩn xác kiến thức

(Tự hạn chế sự mất nước: thân lá bọc sáp hay biến thành gai; bò sát và côn trùng vùi xuống cát, chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, lạc đà ít đổ mồ hôi khi hoạt động, người mặc áo choàng nhiều lớp chùm kín đầu để tránh mất nước vào ban ngày và chống rét vào ban đêm... )

2. Sự thích nghi của thực, động vật đối với môi trường:

- Tự hạn chế sự thoát hơi nước.

- Tăng khả năng dự trữ nước và dinh dưỡng ….

3. Hoạt động luyện tập
- Môi trường hoang mạc phân bố ở đâu, đặc điểm khí hậu như thế nào?
- Thực vật, động vật ở hoang mạc có khả năng thích nghi với môi trường như thế nào?
- Học bài hoàn thành vở bài tập.
4. Hoạt động vận dụng
- Vì sao dân cư lại có thể sống được trên các ốc đảo?
- Vì sao cùng khoảng vĩ độ nhưng Việt Nam không bị hoang mạc hoá như các nước ở Tây Á và Bắc Phi?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Chuẩn bị bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
+ Quan sát và phân tích hình 20.1,20.2,20.3,20.4
+ Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
+ Phân tích hình 20.5,20.6 hoang mạc ngày càng mở rộng như thế nào?.
+ So sánh hoang mạc môi trường đới nóng và ôn hoà.