Giáo án Bài 21: Môi trường đới lạnh
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
*Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường - Giáo viên chiếu hình - Học sinh quan sát Hình 21.1/ Trang 67 và hình 21.2/ Trang 68 sách giáo khoa, tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở cả 2 bán cầu? Giáo viên giới thiệu: + Đường vòng cực được thể hiện bằng vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm. + Đường ranh giới đới lạnh là các nét đứt đỏ đậm, trùng với đường đẳng nhiệt 10oC tháng 7 ở Bắc bán cầu và đường đẳng nhiệt 10oC tháng 1 ở Nam bán cầu (tháng có nhiệt độ cao nhất mùa hạ ở 2 bán cầu). Hỏi: Quan sát Hình 21.1 và 21.2, cho nhận xét xem có gì khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu với môi trường đới lạnh Nam bán cầu? Ở Bắc bán cầu chủ yếu là Bắc Băng Dương, ở Nam bán cầu chủ yếu là châu Nam cực. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, trình bày, nhận xét: - Học sinh quan sát biểu đồ Hình 21.3/ Trang 68 sách giáo khoa. Hỏi: Phân tích biểu đồ: - Diễn biến nhiệt độ trong năm: + Nhiệt độ tháng cao nhất? Nhiệt độ tháng thấp nhất? Biên độ nhiệt năm? + Số tháng có nhiệt độ < 0oC, số tháng có nhiệt độ > 0oC? - Lượng mưa: + Lượng mưa trung bình năm? + Tháng mưa nhiều, tháng mưa ít là tháng nào? Đặc điểm mưa? -> Từ việc phân tích trên, em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của đới lạnh? - Học sinh quan sát các Hình 21.4 và 21.5/ Trang 69 Thuật ngữ: núi băng và băng trôi /sách giáo khoa_Trang 186 Hỏi: So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi và tác hại của nó. ( Liên hệ thực tế) Kích thước khác nhau, Băng trôi xuất hiện vào mùa hạ, núi băng lượng băng quá nặng, quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn. Đó là quang cảnh mà ta thường gặp trên các vùng biển đới lạnh vào mùa hạ. | * Vị trí: nằm trong khoảng từ 2 vòng cực về 2 cực. Đới lạnh ở Bắc cực là đại dương, ở Nam cực là lục địa. 1. Đặc điểm của môi trường * Khí hậu: - Mùa đông lạnh kéo dài. - Mùa hè ngắn, nhiệt độ dưới 10oC. - Nhiệt độ trung bình năm < - 10oC - Lượng mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, thường có bão tuyết. - Vùng biển lạnh, vào mùa hè có băng trôi và núi băng. =>Khí hậu lạnh giá quanh năm và vô cùng khắc nghiệt. |
*Hoạt động 2: Sự thích nghi của... môi trường - Học sinh đọc thuật ngữ “đài nguyên” Sách giáo khoa/ Trang 186 Hỏi: Quan sát Hình 21.6 và 21.7/ Trang 69 sách giáo khoa, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ? So sánh và rút ra nhận xét? + Hình 21.6: Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ thực vật có rêu và địa y đang nở hoa đỏ và vàng, ở ven bờ hồ là các cây thông lùn. Mặt đất chưa tan hết băng. + Hình 21.7: Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thông lùn như ảnh ở Bắc Âu. Băng chư tan. => Đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn đài nguyên Bắc Âu. Hỏi: Thực vật ở đài nguyên đới lạnh có đặc điểm gì? Cây đặc trưng là gì? Cây thấp, lùn chống được bão tuyết, giữ nhiệt độ. Hỏi: Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè? Nhiệt độ cao hơn, băng tan => lộ đất, cây cối mọc lên. - Học sinh quan sát các Hình 21.8,21.9 và 21.10/ Trang 69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, kể tên các động vật ở đới lạnh? Hỏi: Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào? Hỏi: Các động vật trên có đặc điểm gì khác với động vật ở đới nóng? - Giáo viên giới thiệu: Tuần lộc sống dựa vào cây cỏ, rêu, địa y của đài nguyên. - Chim cánh cụt, hải cẩu sống dựa vào tôm cá dưới biển. => Mỗi loài thích nghi với thức ăn riêng của môi trường, có đặc điểm cơ thể chống lại khí hậu lạnh. Hỏi: Cuộc sống của sinh vật trở nên sôi động, nhộn nhịp vào mùa nào trong năm? Loại động vật sống địa bàn nào phong phú hơn? Hỏi: Bằng kiến thức sinh vật học, hãy cho biết hình thức tránh rét của động vật vào mùa đông là gì? (Giảm tiêu hao năng lượng) - Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, trình bày, nhận xét: Hỏi: Vì sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? => Tác động của con người đến môi trường, đặc biệt là vấn đề khí thải làm Trái Đất nóng lên. Khí hậu rất khô hạn, nhiệt độ thấp – ít mưa; Thực vật - Động vật nghèo nàn Hỏi: Qua các đặc điểm trên, em thấy giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt? Giáo viên kết luận | 2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường - Động vật: tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng... thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có bộ lông dày không thấm nước hoặc lớp mỡ dày. - Một số động vật dùng hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh. - Thực vật đặc trưng: rêu, địa y và một số loài cây thấp lùn. |