Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

Giáo án Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh so sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. - - - Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư, các siêu đô thị trên thế giới, sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới
- Xác định trên bản đồ, lược đồ “ Các siêu đô thị trên thế giới”
3. Thái độ
- Giáo dục lối sống hoà thuận, đoàn kết tại nơi sinh sống, có ý thức bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng hình ảnh...
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị; ảnh các đô thị Việt Nam, một số thành phố lớn trên thế giới, bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bi theo hướng dẫn.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới?
- Nêu đặc điểm các chủng tộc trên thế giới?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị (nhóm)

- So sánh, giải thích sự khác nhau giữa khái niệm “quần cư” và khái niệm“dân cư”

- Dân cư: Số người sinh sống trên một diện tích.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: 4 nhóm

+ Nhóm 1- 2: Quần cư nông thôn.

+ Nhóm 3- 4: Quần cư đô thị.

- Yêu cầu học sinh quan sát Hình 3.1, Hình 3.2 sách giáo khoa.

- Sự khác nhau giữa 2 kiểu quần cư?

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu: hoạt động kinh tế chủ yếu, cách tổ chức sống, cảnh quan nhà cửa

- Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung

- Giáo viên chuẩn xác bảng phụ

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị:

- Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và đô thị.

Giáo án Địa Lí 7 Bài 3: Quần cư. Thành phố hóa | Giáo án Địa Lí 7 mới theo định hướng phát triển năng lực

Giáo án Địa Lí 7 Bài 3: Quần cư. Thành phố hóa | Giáo án Địa Lí 7 mới theo định hướng phát triển năng lực

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đô thị hóa, siêu thành phố

(cá nhân, cặp)

. Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa

- Đô thị xuất hiện sớm nhất vào khi nào? Ở đâu?

- Xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của xã hội loài người? .(Trao đổi hàng hóa, phân công lao động giữa nông nghiệp và công nghiệp)

- Đô thị phát triển nhất khi nào?

- Quá trình phát triển đô thị gắn liền với sự phát triển của các ngành kinh tế nào?

.Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, giáo viên quan sát hỗ trợ học sinh

.Học sinh báo cáo kết quả thực hiện được.

.Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức

.Giáo viên: Giới thiệu biểu đồ và lược đồ Hình 3.3

- Quan sát Hình 3.3 có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới?

( 23).

- Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? ( Châu Á có 12)

- Các siêu đô thị thuộc nhóm nước nào?.

* Tích hợp giáo dục môi trường.

- Quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị đã gây nên những hậu quả gì?

- Tài nguyên ngày càng cạn kiêt, môi trường nước và không khí ô nhiễm nặng nề…

Hiện nay tỉ lệ dân số đô thị so với dân số thế giới như thế nào?

- Qua đó em có nhận xét gì về quá trình đô thi hoá trên thế giới?

.Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, giáo viên quan sát hỗ trợ học sinh

.Học sinh báo cáo kết quả thực hiện được.

.Giáo viên kết luận toàn bài

2. Đô thị hóa, siêu đô thị:

- Các đô thị xuất hiện từ rất sớm

- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị. Trong những năm gần đây, số siêu đô thị trên thế giới tăng nhanh.

- Đô thị hóa nếu phát triển tự phát sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe, giao thông…


3. Hoạt động luyện tập
.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
- Dựa vào bảng thống kê, nhận xét về sự thay đổi số dân và thay đổi ngôi thứ.
+ Từ năm 1950-> 2000:
Số dân đô thị Niu I- ooc tăng lên từ 12-> 27 triệu người.
Số dân đô thị Tô- ki –ô tăng lên từ 18-> 21 ….
+ Niu I- ooc đứng vị trí đầu, sau đó ở vị trí thứ 2; Luân Đôn ở vị trí thứ 2, sau đó xuống thứ 10; Tô-ki-ô ở vị trí thứ 2, sau đó lên vị trí thứ nhất.
+ Nhìn chung các siêu đô thị đều tăng lên
+ Các siêu đô tị này chủ yêu thuộc châu lục: châu Á, châu Mĩ.
4. Hoạt động vận dụng
- Việt Nam đã có siêu đô thị chưa? Chưa có siêu đô thị.
- Hiện nay đô thị Hồ Chí Minh và đô thị Hà Nội là bao nhiêu triệu người?
- Năm 2016, Hồ Chí Minh có khoảng 7,95 triệu người
- Năm 2016, Hà Nội 7,5 triệu người
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu thêm về các siêu đô thị và đô thị.
- Học thuộc bài, làm bài tập
- Chuẩn bị bài: “Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”
+ Quan sát các hình vẽ, làm các bài tập.