I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm khí hậu Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.
- Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin qua tranh ảnh, biểu đồ để nhận biết môi trường ở đới nóng.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút, thực hành.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp Giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các biểu đồ sách giáo khoa phóng to. Tranh ảnh
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Cho biết nguyên nhân làn sóng di dân ở đới nóng?
- Đô thị hoá ở đới nóng có đặc điểm gì? Đã để lại những hậu quả gì?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Để chúng ta nhớ lâu và sâu về các kiểu môi trường ở đới nóng. Chúng ta cùng nhau phân tích qua một số biểu đồ tiêu biểu và ảnh của bài thực hành sau.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|
+ Hoạt động 1: Quan sát ảnh địa lí (Nhóm) - Giáo viên cho học sinh: Xác định ảnh chụp gì? - Cho học sinh thảo luận nhóm - Nội dung thảo luận: + Mô tả quang cảnh trong ảnh? + Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng? + Xác định tên của môi trường trong ảnh. - Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. - Giáo viên chốt kiến thức: Giảm tải câu 2 và câu 3 | Câu 1 + Ảnh A: - Cảnh sa mạc cát Xa-ha-ra - Khí hậu khô nóng - Môi trường hoang mạc nhiệt đới. + Ảnh B - Cảnh đồng cỏ công viên Se-ra-gat xen cây bụi gai một số cây thân gỗ lớn. - Khí hậu nhiệt độ cao, lượng mưa thay đổi theo mùa. -Môi trường nhiệt đới. + Ảnh C - Rừng rậm nhiều tầng Bắc Công - gô - Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm. - Môi trường xích đạo ẩm. |
+ Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ (cặp) - Giáo viên hướng dẫn: căn cứ vào yếu tố nhiệt độ để loại trừ sau đó xét tiếp chế độ mưa tìm ra biểu đồ thích hợp. - Đới nóng nhiệt độ trung bình là bao nhiêu? - Căn cứ vào yếu tố nhiệt độ loại trừ biểu đồ nào? - Biểu đồ còn lại thuộc kiểu môi trường nào? - Học sinh tìm hiểu, trình bày. Học sinh khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. ( Tích hợp giáo dục môi trường) | Câu 4: + Biểu đồ A: Có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC vào mùa hạ, lượng mưa trong năm thấp => Không phải là đới nóng (loại bỏ). + Biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 20oC và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ => Thuộc đới nóng. + Biểu đồ C: Nhiệt độ tháng cao nhất vào mùa hạ không quá 200, mùa đông ấm áp không xuống dưới quá 5oC, mưa quanh năm => Không phải là đới nóng (loại bỏ). + Biểu đồ D: Có mùa đông lạnh dưới -5oC => Không phải là đới nóng (loại bỏ). + Biểu đồ E: Có mùa hạ nóng trên 25oC, mùa đông mát dưới 15oC, mưa rất ít và mưa vào thu đông => Không phải là đới nóng (loại bỏ). .Kết luận: Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc môi trường đới nóng. |
3. Hoạt động luyện tập
Giáo viên nhắc lại các bước quan sát ảnh:
- Chia lớp ra 3 nhóm thảo luận trong 5 phút, mỗi nhóm xác định 1 ảnh, trả lời các câu hỏi:
+ Ảnh chụp gì?
+ Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm nào của môi trường đới nóng?
+ Xác định tên của môi trường trong ảnh?.
- Học sinh thảo luận, báo cáo, giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thành bảng.
*Học sinh quan sát biểu đồ A, B, C và cho nhận xét về chế độ mưa?
(A mưa quanh năm, B có thời kì khô hạn kéo dài 4 tháng không mưa, C mưa theo mùa)
Quan sát 2 biểu đồ X và Y nhận xét về chế độ nước trên sông?
( Biểu đồ X có nước quanh năm, Y có mùa lũ và mùa cạn, nhưng không có tháng nào không có nước)
- Hãy so sánh 3 biểu đồ mưa với 2 biểu đồ chế độ nước trên sông để sắp xếp cho phù hợp từng đôi một? (loại 1 biểu đồ không phù hợp)
(A phù hợp với X; C phù hợp với Y; B có thời kì khô hạn kéo dài không phù hợp với Y)
- Giáo viên: Kết luận: A phù hợp với X; C phù hợp với Y;
4. Hoạt động vận dụng
- Ôn lại ranh giới và đặc điểm của đới nóng.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Về nhà ôn tập từ bài 1 đến bài 11. Giờ sau ôn tập, chuẩn bị kiểm tra viết 45’.
Bài trước: Giáo án Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
Bài tiếp: Giáo án Bài 13: Môi trường đới ôn hòa