Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 6: Môi trường nhiệt đới

Giáo án Bài 6: Môi trường nhiệt đới

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới.
- Biết đặc điểm của đất và biện pháp bảo vệ đất ở môi trường nhiệt đới.
- Biết hoạt động kinh tế của con người là nguyên nhân làm đất thoái hóa …
2. Kĩ năng
- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
- Nhận biết môi trường địa lí thông qua ảnh chụp.
- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên (đất, rừng), giữa hoạt động kinh tế của con người và môi trường ở đới nóng.
3. Thái độ
- Có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên, phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ…
5. Tích hợp:
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ khí hậu thế giới.
- Hình 6.1 và 6.2 phóng to
- Ảnh xa van, trảng cỏ nhiệt đới
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở, sách giáo khoa, tư liệu tham khảo
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đới nóng phân bố ở đâu, có đặc điểm gì? Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng.
- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí hậu (cá nhân, nhóm)

.Giáo viên cho học sinh: Quan sát bản đồ khí hậu thế giới.

- Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới

- Xác định vị trí Malacan và Gia mêna.

- Quan sát hình 6.1 nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa của Malacan và Giamêna. Điền thông tin vào bảng (phụ lục)

+ Nhóm 1,2: Malacan.

+ Nhóm 3,4: Gia mêna.

- Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét.

-. Giáo viên: Chuẩn xác kiến thức.

- Chế độ nhiệt và lượng mưa hai địa điểm này khác nhau như thế nào?

- Từ phân tích trên nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới.

- So sánh với môi trường Xích đạo ẩm.

- Học sinh trả lời - Học sinh khác góp ý, bổ sung

- Giáo viên chuẩn xác

1. Khí hậu:

- Nằm từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

- Đặc điểm: nóng (trên 20o C) và lượng mưa tập trung vào một mùa (từ 500 mm đến 1500mm).

- Càng về gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới (nhóm, cặp)

.Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 6.3, Hình 6.4, nhận xét sự giống, khác nhau của 2 xa van.

- Giống: Cùng trong thời kì mưa.

- Khác:

+ Hình 6.3 cỏ thưa, không xanh tốt, ít cây cao, không rừng hành lang.

+ Hình 6.4 thảm cỏ dày, xanh hơn...

Vì lượng mưa, thời gian mưa ở Kênia ít hơn ở Trung Phi nên thực vật thay đổi theo

- Thực vật có đặc điểm gì?

- Giải thích (ảnh hưởng khí hậu)

- Học sinh trả lời, học sinh khác góp ý, bổ sung

- Giáo viên chuẩn xác.

.Giáo viên giới thiệu tranh ảnh xavan, ĐV nhiệt đới

- Đặc điểm chế độ nước của sông ngòi?

- Đất có đặc điểm gì? Nguyên nhân?

- Nhận xét về dân cư?

- Học sinh trả lời, học sinh khác góp ý, bổ sung

- Giáo viên chuẩn xác.

( Tích hợp giáo dục môi trường)

2. Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới:

- Cảnh quan cũng thay đổi theo mùa.

- Thực vật thay đổi theo lượng mưa từ xích đạo đến chí tuyến: rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc…

- Là khu vực đông dân.

* Phụ lục:
Giáo án Địa Lí 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới | Giáo án Địa Lí 7 mới theo định hướng phát triển năng lực
3. Hoạt động luyện tập
* Bài 2 / sách giáo khoa: Vì sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
- Trong thành phần của đất feralit có nhiều khi bị ôxi hóa sẽ có màu đỏ vàng
- Do sự chuyển động của nước ngầm theo mùa dẫn đến sự tích tụ của ôxit sắt- ôxit nhôm ở gần mặt đất...
* Bài tập 4/ sách giáo khoa
- Hai biểu đồ có nhiệt độ > 20oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm lớn (> 10oC)
- Lượng mưa khá nhiều -> A-B nằm trong môi trường nhiệt đới
+ Biểu đồ A: Các tháng 6-7-8 (mùa hạ bán cầu Bắc) mưa nhiều-> A bán cầu Bắc
+ Biểu đồ B: Các tháng 6-7-8, nhiệt độ thấp và không có mưa-> B nằm ở bán cầu Nam
- Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng vĩ tuyến nào trên địa cầu?
- Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới?
4. Hoạt động vận dụng
- Hiện nay vấn đề nào đang được quan tâm ở môi trường nhiệt đới?
- Liên hệ: Khô hạn kéo dài, hiện tượng hoang mạc hóa, tài nguyên suy giảm...
- Nước nào nằm trong môi trường nhiệt đới?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu thêm về đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới.
- Học thuộc bài. Trả lời các câu hỏi.
- Chuẩn bị bài 7: “Môi trường nhiệt đới gió mùa”
+ Đọc sách giáo khoa
+ Quan sát các hình vẽ
+ Trả lời các câu hỏi
+ Tìm hiểu các đặc điểm môi trường tự nhiên