Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 23: Môi trường vùng núi

Giáo án Bài 23: Môi trường vùng núi

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được những đặc điểm của môi trường vùng núi. Biết được khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.
- Những khó khăn, thuận lợi hình thành do điều kiện độc đáo của môi trường vùng núi tạo nên.
- Biết được sự cư trú của con người ở các vùng núi khác nhau trên thế giới.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi. Thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng với vùng núi đới ôn hòa.
3. Thái độ
- Thấy được để bảo vệ tự nhiên vùng núi cần trồng và bảo vệ rừng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương thức + Bản đồ địa hình thế giới. Ảnh chụp phong cảnh các vùng núi nước ta hoặc các nước khác. Máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức:
- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh vùng núi. Học sinh quan sát và trình bày quang cảnh …
Hỏi: Bằng sự hiểu biết của em, nêu tên những dãy núi cao? Giáo viên chiếu tên và vị trí của những dãy núi trên hình... dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

*Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường

- Hoạt động cá nhân:

- Học sinh quan sát Hình 23.1

Hỏi: Hình 23.1 là cảnh gì? Ở đâu?

Hỏi: Mô tả quang cảnh trong ảnh?

Hỏi: Vì sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi?

- Trong tầng đới lưu của khí quyển nhiệt độ giảm dần lên cao, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC. Càng lên cao không khí càng loãng (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC).

Hỏi: Ở độ cao nào có băng tuyết bao phủ?

- Ở đới ôn hòa: 3.000m

- Ở đới nóng: 5.5000m

=> có băng tuyết

Quan sát hình 23.2 sách giáo khoa: Cây cối phân bố từ chân núi lên đến đỉnh núi thành các vành đai.

Hỏi: Vùng Anpơ có mấy vành đai? Giới hạn của mỗi vành đai?

Hỏi: Như vậy sự thay đổi của khí hậu vùng núi ảnh hưởng đến thực vật như thế nào?

Hỏi: Ngoài thay đổi theo độ cao, khí hậu và thực vật còn thay đổi theo điều kiện nào?

Hỏi: Sườn đón gió ẩm cây cối phát triển như thế nào?

- Học sinh thảo luận theo cặp:

Hỏi: Quan sát Hình 23.2 cho biết: Sự phân bố cây trong 1 quả núi giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng có sự khác nhau như thế nào?

Hỏi: Vì sao có sự khác nhau đó?

- Học sinh trình bày, nhận xét...

Hỏi: Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và kinh tế vùng núi?

Hỏi: Từ đây, em hãy nhận xét khái quát về đặc điểm tự nhiên của môi trường vùng núi?

1. Đặc điểm của môi trường

- Khí hậu và thực vật ở môi trường vùng núi thay đổi theo độ cao và thay đổi theo hướng của sườn núi.

*Hoạt động 2: Cư trú của con người

- Hoạt động chung cả lớp

Hỏi: Ở miền núi có các dân tộc nào sinh sống?

Hỏi: Họ sống ở những vị trí nào của núi?

Hỏi: Ở châu Á, Nam Mĩ, Châu Phi, người miền núi sống như thế nào?

- Ở Châu Á: Họ sống ở vùng núi thấp, khí hậu mát, có nhiều lâm sản.

- Ở Nam Mĩ họ sống ở độ cao 3.000m nơi có mặt đất bằng phẳng.

- Ở Châu Phi, người dân sống ở sườn đón gió.

- Giáo viên chiếu hình, học sinh quan sát

Hỏi: Qua đó em thấy được đặc điểm cư trú nổi bật của người dân miền núi trên Trái Đất như thế nào?

- Giáo viên Liên hệ đến đặc điểm cư trú của người dân miền núi ở Việt Nam?

-Học sinh liên hệ

2. Cư trú của con người.

- Miền núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người có mật độ thưa thớt hơn đồng bằng.

- Họ sống men theo sườn núi thấp, khí hậu mát hoặc dưới thung lũng.

=> Vùng núi là nơi thưa dân, ở mỗi vùng núi khác nhau, con người lại có đặc điểm cư trú khác nhau.

3. Hoạt động luyện tập
- Học sinh hoạt động nhóm lớn: ( 6 nhóm)
- Lập sơ đồ sự phân tầng thực vật theo độ cao của 2 đới…
- Nhận xét và giải thích
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
- Giáo viên chốt nội dung
Bài tập 3/ sách giáo khoa
Giáo án Địa Lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi | Giáo án Địa Lí 7 mới theo định hướng phát triển năng lực
-> Đới nóng có vành đai rừng rậm, đới ôn hòa không có
-> Các tầng thực vật nằm cao hơn đới ôn hòa vì nhận được nhiều nhiệt độ và ánh nắng hơn đới ôn hòa
4. Hoạt động vận dụng
- Theo em, môi trường vùng núi Việt Nam hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì về tự nhiên, xã hội?
- Biện pháp để khắc phục những khó khăn trên?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
* Tìm hiểu thêm về môi trường tự nhiên và cuộc sống của người dân vùng núi trên thế giới
* Học bài, hoàn thiện bài tập
* Chuẩn bị cho giờ ôn tập các chương 2,3,4,5: hs đọc lại toàn bộ kiến thức, trả lời các câu hỏi và bài tập cuối mỗi bài.
- Giáo viên kí hợp đồng với học sinh (chia lớp - 6 nhóm)
- Giáo viên phát phiếu – Học sinh về nhà làm, hoàn thiện trên giấy