Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới

Giáo án Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực. Biết được vấn đề môi trường cần quan tâm ở châu Nam Cực là bảo vệ các loài động vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ địa lí ở các vùng địa cực.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy: Thu thập, phân tích, so sánh và xử lí thông tin qua bài viết về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực. Phê phán hoạt động đánh bắt quá mức động vật ở vùng biển Nam Cực.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút, thuyết giảng tích cực.
3. Thái độ
- Có tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, khó khăn trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí..
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực
2. Chuẩn bị của học sinh
- Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực
- Sách giáo khoa.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Trả bài kiểm tra 1 tiết.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Có thể nói châu Nam Cực là châu lục có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Và cho đến hiện nay, đây là châu lục duy nhất không có dân cư ở thường xuyên. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng khám phá những bí mật về vùng đất cực nam của Trái Đất qua bài 47: ...
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

+ Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên (nhóm)

+Thời gian: 20 phút

- Quan sát bản đồ tự nhiên châu Nam Cực - xác định vị trí Châu Nam Cực?

- Vị trí ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào?

- Xác định vị trí của hai trạm trên Hình 47.1

- Thảo luận 4 nhóm – 4 phút (2 nhóm 1 biểu đồ)

- Điền thông tin vào bảng sau: Giáo án Địa Lí 7 Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới | Giáo án Địa Lí 7 mới theo định hướng phát triển năng lực

- Phân tích và nhận xét về khí hậu Châu Nam Cực giải thích tại sao lại như thế?

- Học sinh trình bày. Giáo viên chuẩn xác.

- So sánh nhiệt độ 2 trạm trong hình 47.7.

- Giáo viên giới thiệu nhật kí Robert Falcol Scold. Nét nổi bật khí hậu Nam Cực qua đoạn nhật kí là gì?

- Loại gió hoạt động trong khu vực này? Vận tốc? Vì sao?

- Dựa vào Hình 47.3 và bản đồ nêu đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Nam Cực.

( Diện tích băng 3.5 triệu km3, chiếm 90% thể tích nước ngọt trên thế giới)

- Sự tan băng ở Châu Nam Cực sẻ ảnh hưởng đến đời sống trên Trái Đất như thế nào? (Mặt nước của Trái Đất dâng lên 70m)

- Với đặc điểm khí hậu như thế thì sinh vật ở châu Nam Cực như thế nào? Kể tên một số sinh vật điển hình?

- (Tích hợp giáo dục môi trường)

- Vì sao chúng lại sống được ở đây? Sống ở đâu?

- Nêu các tài nguyên khóang sản quan trọng ở Châu Nam Cực.

- Vì sao Châu Nam Cực lạnh như thế lại có nhiều mỏ than và các loại khoáng sản quý khác?

1. Điều kiện tự nhiên:

a. Vị trí – giới hạn:

- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, nằm từ vòng cực Nam đến cực Nam.

- Diện tích: 14.1 triệu km2.

b. Khí hậu:

+ Rất gía lạnh “Cực lạnh” của thế giới.

+ Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC

+ Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60 km/h

c. Địa hình:

- Là một cao nguyên băng đồ sộ cao trung bình 2600m.

d. Sinh vật:

+ Thực vật không có.

+ Động vật có khả năng chịu rét giỏi. Chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, sống ven lục địa.

e. Khoáng sản:

- Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.

+ Hoạt động 2: Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực (cá nhân)

+ Thời gian: 15 phút

- Cho biết con người phát hiện Châu Nam Cực khi nào?

- Từ năm nào việc nghiên cứu được xúc tiến mạnh mẽ. những quốc gia nào đã đặt trạm nghiên cứu tại đây?

- Hiệp ước Nam Cực được kí vào năm nào? Mục đích?.

- Quan sát hình 47.4 Ai là người khám phá ra châu Nam Cực, người Việt Nam đầu tiên đến Nam Cực là ai?

- Dân cư Châu Nam Cực như thế nào? Vì sao?

- Giáo viên cung cấp thông tin các quốc gia nghiên cứu Nam Cực, cột mốc Nam Cực, trạm nghiên cứu Nam Cực …..

- Liên hệ giáo dục tinh thần dũng cảm, không ngại hiểm nguy, khó khăn trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí..

2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực:

- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.

- Chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.

3. Hoạt động luyện tập
- Vì sao Châu Nam Cực được xem là cực lạnh của thế giới?
- Sinh vật Châu Nam Cực có đặc điểm gì?
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài 48: Thiên nhiên Châu Đại Dương.
5. Rút kinh nghiệm: