Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Quá trình tạo lập văn bản - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Quá trình tạo lập văn bản - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Nắm được quá trình tạo lập văn bản

+ Củng cố kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc văn bản

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng tạo lập văn bản đúng quy định, bảo đảm tính liên kết mạch lạc và rõ ràng, đầy đủ các bố cục.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức học tập thường xuyên, tự giác.

- Có ý thức trung thực, nghiêm túc trong khi kiểm tra.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, ra đề...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh

- Những điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

3. Bài mới

- Để làm nên một văn bản người tạo lập văn bản cần thực hiện các bước như thế nào, các em cùng tìm hiểu nội dung bài học.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước tạo lập văn bản:

Hỏi: Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?

I. Các bước tạo lập văn bản:

1. Bài tập:

(1) Cần tạo lập văn bản khi: có nhu cầu phát biểu ý kiến, viết thư cho bạn, viết báo, viết tập làm văn, sáng tác văn học...

Hỏi: Điều gì thôi thúc người ta viết thư

- Viết thư: Để bộc lộ tình cảm, hỏi thăm, thông báo về 1 vấn đề gì đó.

Hỏi: Nếu viết văn bản đó, em sẽ phải xác định những vấn đề nào?

2) Xác định rõ, đầy đủ 4 vấn đề:

- Viết cho ai? (Đối tượng)

- Viết về vấn đề gì? (mục đích)

- Viết về cái gì? (Nội dung)

- Viết như thế nào? (Hình thức viết)

Hỏi: Sau khi xác định được 4 vấn đề đó cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?

3) Xác định việc gì làm trước, việc gì làm sau:

- Tìm hiểu đề bài

- Xác định chủ đề

- Tìm ý, sắp xếp các ý thành một dàn bài có bố cục hợp lí, rành mạch, thể hiện đúng mục đích giao tiếp.

Hỏi: Chỉ có ý, dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã được một văn bản chưa?

- Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đáo ứng những yêu cầu gì?

4) Diễn đạt các ý trong bố cục thành câu văn, đoạn văn.

- Các câu văn, đoạn văn cần bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Đúng chính tả, ngữ pháp

+ Dùng từ chuẩn xác

+ Sát với bố cục

+ Có tính liên kết, mạch lạc

+ Lời văn trong sáng hấp dẫn

5) Kiểm tra sửa chữa văn bản

Hỏi: Quá trình tạo lập văn bản gồm có mấy bước? Là những bước nào?

2. Kết luận: ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 46

4 bước:

Bước 1: Định hướng văn bản

Bước 2: Tìm ý và sắp xếp ý

Bước 3: Diễn đạt các ý thành các câu văn, đoạn văn.

Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Học sinh thảo luận và nói lên ý kiến của mình trong bài tập 1

- Từ đó củng cố lại kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh

II. Luyện tập

1. Bài 1:

2. Bài 2:

- Cách trình bày nội dung chưa hợp lí

+ Chỉ mới thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập

+ Chưa rút ra được những kinh nghiệm học tập để trợ giúp những bạn khác, mà đây lại là nội dung trọng tâm.

+ Xác định sai đối tượng (Đối tượng là học sinh chứ không phải là giáo viên) vì vậy xưng hô chưa phù hợp.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3

- Yêu câu học sinh trả lời theo câu hỏi sách giáo khoa

3. Bài 3:

Dàn bài của văn bản

a) Câu viết rõ ý, ngắn gọn, không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh, tuyệt đối phải đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau.

b) Các phần, các mục lớn, nhỏ cần được diễn đạt trong một hệ thống ký hiệu quy định chặt chẽ.

Ví dụ:

+ Phần lớn nhất: kí hiệu = số la mã

+ Ý nhỏ nhất lần lượt: kí hiệu = chữ cái thường, gạch đầu dòng…

- Sau mỗi phần, mục (ý lớn, ý nhỏ) phải xuống dòng, các phần, mục, các ý ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau.

Ví dụ: Viết ý nhỏ lùi vào so với ý lớn

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh viết bài tập làm văn số 1 (ở nhà):

- Giáo viên nêu đề bài – yêu cầu học sinh về nhà làm bài nghiêm túc.

III. Viết bài tập làm văn số 1 ở nhà

Đề bài:

Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em

2. Định hướng:

-*Yêu cầu:

- Kiểu văn bản: Miêu tả

- Nội dung: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè.

- Bố cục: đầy đủ ba phần.

- Bảo đảm:

+ Miêu tả sinh động, cụ thể làm cho bức tranh phong cảnh như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe.

+ Diễn đạt lưu loát

+ Bố cục mạch lạc

+Sử dụng các biện pháp tu từ khi miêu tả một cách hợp lí.

3. Thang điểm:

9-10: Bảo đảm đầy đủ các yêu cầu trên. Bài viết phong phú, sáng tạo hợp lí, có ý nghĩa. Không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.

- 7-8: Bảo đảm các yêu cầu trên, nhưng nội dung chưa thật phong phú, còn mắc một hai lỗi về câu, ngữ pháp.

- 5-6: Bố cục đầy đủ, nội dung chưa thật phong phú, thiếu tính mạch lạc và liên kết chưa chặt chẽ, nhiều lỗi câu, lỗi chính tả, trình bày chưa sạch đẹp.

- 3-4: Nội dung còn sơ sài, bố cục không rõ ràng, có phần lan man, quá nhiều lỗi câu, chính tả.

- 0-2: Lạc đề, không bảo đảm các yêu cầu của điểm 3-4.

4. Củng cố, luyện tập

- Nêu các bước để tạo lập một văn bản.

5. Hướng dẫn về nhà

- Làm bài tập làm văn số 1;

- Ôn lí thuyết: Tạo lập văn bản

- Hoàn thiện bài tập 3,4;

- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập tạo lập văn bản.

4. Củng cố, luyện tập

5. Hướng dẫn về nhà