Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng

+ Có kỹ năng nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận.

+ Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn bản mẫu

+ Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu và rèn kĩ năng làm văn nghị luận.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Văn nghị luận là kiểu văn bản như thế nào? Văn nghị luận khác văn tự sự, văn biểu cảm ở chỗ nào?

3. Bài mới

- Mỗi kiểu văn bản đều có một đặc điểm riêng, văn bản nghị luận cũng vậy. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm của văn nghị luận.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận:

Hỏi: Thế nào là luận điểm?

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài văn chống nạn thất học.

Hỏi: Luận điểm chính của văn bản “Chống nạn thất học” là gì?

Hỏi: Lụân điểm đó được tác giả nêu ra dưới dạng nào? Và cụ thể hoá thành những câu văn nào?

I. Luận điểm, luân cứ và lâp luận:

1. Luận điểm:

a. Luận điểm là ý kiến diễn đạt tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

b. Văn bản: Chống nạn thất học:

- Luận điểm chính: Chống nạn thất học

- Luận điểm này được trình bày dưới dạng khẳng định đầy đủ ở câu: "Mọi người Việt Nam … chữ quốc ngữ" -> Cụ thể hoá:

+ Những người biết chữ dạy những người chưa biết chữ.

+ Những người chưa biết hãy cố gắng mà học cho biết.

+ Phụ nữ lại càng cần phải học như thế tức là chống nạn thất học một việc cần phải làm ngay.

Hỏi: Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận?

* Vai trò của lụân điểm trong văn nghị luận: Thống nhất các đoạn văn thành một khối.

Hỏi: Muốn luận điểm thuyết phục người đọc thì phải đạt yêu cầu gì?

c. Luận điểm cẩn phải:

- Đúng đắn, trung thực, minh bạch, dễ hiểu

Hỏi: Luận điểm là gì? Luận điểm được thể hiện ở đâu? căn cứ vào đâu để xác định luận điểm?

*Kết luận:

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng của một bài văn nghị luận.

- Luận điểm được diễn đạt dưới dạng câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm chính).

Hỏi: Thế nào là luận cứ?

2. Luận cứ;

- Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng được đưa ra để làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

Hỏi: Luận cứ thường trả lời cho những câu hỏi như thế nào?

- Luận cứ thường trả lời cho các câu hỏi

+ Tại sao phải nêu ra luận điểm?

+ Nêu ra để làm gì?

+ Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

Hỏi: Em hãy tìm và chỉ ra những luận cứ trong văn bản “chống nạn thất học”?

Hỏi: Những luận cứ ấy đóng vai trò gì?

(Làm cơ sở cho luận điểm)

* Trong văn bản: Chống nạn thất học

- Luận cứ:

+ Lí lẽ 1: Do chính sách ngu dân của Thực dân pháp khiến cho hầu hết người Việt Nam mù chữ nước Việt Nam không tiến bộ được (…………)

+ Lĩ lẽ 2: Nay nước độc lập, muốn tiến bộ thì phải cấp tối nâng cao dân trí -> đề ra nhiệm vụ (mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết chữ quốc ngữ đưa ra cách chống nạn thất học)

+ Dẫn chứng: Đi đôi với lí lẽ

Hỏi: Muốn tạo sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Luận cứ phải trung thực, đúng đắn, tiêu biểu

*Kết luận:

- Ý 3 của ghi nhớ.

Hỏi: Thế nào là lập luận cho bài văn nghị luận?

Hỏi: Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “chống nạn thất học”

Hỏi: Em hãy chỉ ra ưu điểm của cách lập luận trên?

3. Lập luận:

- Là cách nêu ra các luận cứ để dẫn đến luận điểm.

- Trong văn bản “ Chống nạn thất học”

+ Chống nạn thất học bằng cách nào?

- Yêu cầu: Luận điểm phải chặt chẽ, có lí.

Tác dụng: Giúp cho văn bản chặt chẽ, lôgic

Giáo viên gọi một học sinh đọc rõ ràng phần ghi nhớ sách giáo khoa.

- Kết luận: ý 4, ghi nhớ (Sách giáo khoa - T19)

* Kết luận chung: ( ghi nhớ sách giáo khoa)

- Giáo viên gọi một học sinh đọc bài tập.

Hỏi: Chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống”

Hỏi: Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn

- Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

- Luận cứ:

+ Có những thói quen tốt và thói quen xấu

+ Có người biết phân biệt tốt, xấu nhưng vì đã trở thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.

+ Tạo được thói quen tốt là rất khó, những nhiễm thói quen xấu thì lại rất dễ.

- Lập luận:

+ Mở bài: Giới thiệu về thói quen tốt và xấu

+ Thân bài: Nêu dẫn chứng về những thói quen xấu và thái độ phê phán.

+ Kết bài: Đề ra hướng để có thói quen tốt.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận.

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ.

- Làm bài tập chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản “ Học thấy, học bạn.

- Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.