Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Từ hán việt (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Từ hán việt (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng sử dụng từ Hán Việt trong khi nói, viết nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và tăng sức thuyết phục.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức sử dụng từ Hán Việt

- Gìn giữ sự trong sáng của từ Hán Việt

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, chấm bài, sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tài liệu liên quan đến bài học, đọc bài, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu hỏi 1: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì? Nêu ví dụ?

Câu hỏi 2: Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Nêu ví dụ cho từng loại?

So sánh với từ ghép thuần Việt cùng loại?

3. Bài mới

Như chúng ta đã biết trong Tiếng Việt có một bộ phận khá lớn từ Hán Việt, trong đó có một số từ Hán Việt có nghĩa tương đương với từ Thuần Việt (Ví dụ: Đàn bà - phụ nữ; Nhi đồng – trẻ em)

Vấn đề đặt ra ở đây: Vì sao đã có từ Thuần Việt như: đàn bà, trẻ em mà vẫn cần các từ: phụ nữ, nhi đồng. Để trả lời câu hỏi này (…)

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sử dụng từ Hán Việt

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1, phần a

- Giáo viên cho học sinh thay thế từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương vào vị trí của từ Hán Việt in đậm.

Hỏi: So sánh sắc thái biểu cảm 2 loại từ trong trường hợp này

- Giáo viên nêu câu hỏi sách giáo khoa

- Giáo viên nêu yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập

I. Sử dụng từ Hán Việt

1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a. Bài tập:

* Trường hợp a:

- Ví dụ 1: Từ “phụ nữ” -> giúp tạo sắc thái biểu cảm trang trọng cho lời văn

Ví dụ 2: Các từ “từ trần” “mai táng” -> Tạo ra sắc thái tôn kính

Ví dụ 3: Từ Hán Việt “tử thi”-> tạo sắc thái tao nhã, tránh cảm giác thô tục, ghê sợ.

* Trường hợp

- Sử dụng từ Hán Việt: Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần -> tạo sắc thái cổ xưa, phù hợp với không khí xã hội xưa (Xã hội phong kiến)

- Học sinh thực hiện theo nhóm nhanh.

- Giáo viên đọc câu hỏi sách giáo khoa phần b

- Giáo viên cho học sinh làm nhanh bài tập 1 trong sách giáo khoa - Trang 83

=> Giáo viên hướng dẫn kết luận?

Hỏi: Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng từ Hán Việt để làm gì?

b. Kết luận: Ghi nhớ 1 sách giáo khoa

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập

Hỏi: So sánh các cách diễn đạt trong những cặp câu đã cho?

Hỏi: Cách diễn đạt nào hay hơn? Tại sao?

(Gợi dẫn: Học sinh thay bằng từ thuần Việt -> cách diễn đạt hay hơn)

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ Hán Việt trong 2 cặp câu a, b trong sách giáo khoa?

2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt.

a) Bài tập:

- Cặp câu a: Cách diễn đạt 2 (sử dụng từ thuần Việt) hay hơn. Vì nó phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

- Cặp câu b: Cách diễn đạt 2 hay hơn. Vì nó phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Hai trường hờp này sử dụng từ Hán Việt này là không đúng, không phù hợp, không cần thiết. Nó làm cho câu văn trở nên kém trang trọng, lủng củng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Hỏi: Qua bài tập trên em rút ra kết luận như thế nào về cách sử dụng từ Hán Việt?

b. Kết luận:

*Ghi nhớ 2- Sách giáo khoa Trang 83

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Kỹ thuật thực hành có hướng dẫn

chia lớp ra thành 3 nhóm

Cho các nhóm thảo luận cụ thể

Nhóm 1: Làm bài tập 2

Nhóm 2: Làm bài tập 3

Nhóm 3: Làm bài tập 4

II. Luyện tập

1. Bài tập 2:

- Tên người, tên địa lí Việt Nam thường là từ Hán - Việt vì: Từ Hán – Việt mang sắc thái trang trọng.

2. Bài tập 3:

- Các từ: Giảng hoà, cẩn thận, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần -> giúp tạo sắc thái cổ xưa

3. Bài tập 4:

- Thay: “Bảo vệ” = “giữ gìn”

Thay: “Mĩ lệ” = “đẹp đẽ”

4. Củng cố, luyện tập

- Sử dụng từ Hán Việt nhằm đạt mục đích gì? Có phải lúc nào cũng nên sử dụng từ Hán Việt hay không?

- Làm bài tập trắc nghiệm trong cuốn Sách bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lý thuyết, làm bài tập trong sách bài tập?

- Chuẩn bị bài “Đặc điểm của văn bản biểu cảm”.