Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Sống chết mặc bay (Tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Sống chết mặc bay (Tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truỵên ngắn “Sống chết mặc bay”

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc, kể, hiểu, tóm tắt, phân tích truyện.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ và phát huy tinh thần đoàn kết

- Cảm thông với số phận những người dân nghèo bất hạnh.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu hỏi 1: Tóm tắt truỵên ngắn “Sống chết mặc bay” và cho biết bố cục của truyện?

Câu hỏi 2: Phân tích nghệ thuật tương phản được thế hiện trong cảnh nhân dân hộ đê?

3. Bài mới

- Các em sẽ tiếp tục tìm hiểu những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện ngắn "Sống chết mặc bay"

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 2 Đọc - hiểu văn bản:

- Học sinh đọc lại đoạn văn thứ 2

Hỏi: Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?

+ Thời gian, địa điểm?

+ Thành phần?

II. Tìm hiểu văn bản:

3. Phân tích.

b: Cảnh quan “đi hộ đê”, cảnh trong đình

- Địa điểm: Đình cao vững chãi, đê vỡ cũng không sao

- Thời gian: Cùng lúc dân hộ đê

- Thành phần: Quan phủ, chánh tổng, nha lại, kẻ hầu, trong đó quan phụ mẫu là nhân vật trung tâm.

Hỏi: Hình ảnh quan phụ mẫu được miêu tả như thế nào?

Em có nhận xét gì về cung cách của ông ta?

+ Quan phụ mẫu: Dáng ngồi oai vệ, đường bệ, cử chỉ, cách nói năng hách dịch, điều bộ nhàn nhã.

+ Xung quanh kẻ hầu người hạ: khúm núi sợ sệt

+ Không khí trong đình?

- Không khí trong đình: Tĩnh lặng, trang nghiêm

- Đồ dùng: Bát yến hấp đường phèn, khay khảm, tráp đồi mồi, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng…=> đầy đủ và sang trọng

Hỏi: Cảnh đánh tổ tôm được tác giả khái quát bằng câu văn nào?

* Cảnh đánh tổ tôm: lúc mau, lúc khoản, ung dung, êm ả, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng…

Câu hỏi: Thái độ của bọn nha lại khi có người tới báo tin đê sắp vỡ như thế nào?

Câu hỏi: Em có nhận xét như thế nào về thái độ đó?

- Quan phủ mê đánh tổ tôm quên hết mọi việc

- Khi có người báo tin đê sắp vỡ:

+ Mọi người xung quanh giật nảy mình

+ Quan phủ: Bình thản, chờ ù bài rồi cáu: Mặc kệ.

Câu hỏi: Khi có người tới báo tin đê vỡ thái độ của những người trong đình như thế nào?

- Khi có người báo tin đê vỡ:

+ Bọn nha lại lo sợ, thầy đề run cầm cập

+ Quan phủ đổ hết trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe doạ “cắt cổ, bỏ tù” và đuổi người báo tin ra ngoài và vẫn say sưa với ván bài được ù to

Câu hỏi: Thái độ của viên quan khi được ù ván bài?

Câu hỏi: Trong khi đó người dân ra sao?

(Đoạn cuối)

- Khi ù ván bài viên quan sung sướng vừa cười vừa nói “ù! thông tôm, chi chi nảy” điếu mày? Viên quan rất sung sướng và thoải mái

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về niềm vui của tên quan phụ mẫu?

-> Đó là niềm vui tàn bạo, mất nhân tính, thể hiện thái độ vô trách nhiệm của một vị quan bất lương trước đời sống của nhân dân

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cảnh trong đình và cảnh ngoài đê?

- Chính sự tương phản giữa cảnh trong đình – ngoài đê; sự tàn bạo của tên quan – sự khốn khổ của dân đen đã làm nên giá trị tố cáo sâu sắc cho tác phẩm.

Hỏi: Nghệ thuật tăng cấp được tác giả thể hiện như thế nào trong cảnh hộ đê?

Hỏi: Chỉ ra các chi tiết thể hiện mức độ tăng dần của từng khía cạnh miêu tả?

b. Nghệ thuật tăng cấp:

b1: Trong cảnh người dân hộ đê phép tăng cấp được thể hiện trong cách miêu tả.

- Cảnh trời mưa mỗi lúc một nhiều

- Mực nước sông mỗi lúc một dâng cao

- Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ.

- Sức người mỗi lúc một đuối

- Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần

- Đê vỡ – Dân sầu thảm

Hỏi: Nghệ thuật tăng cấp được tác giả thể hiện như thế nào với cảnh trong đình?

Nêu tác dụng của nghệ thuật tăng cấp ở đây?

b2: Trong cảnh quan lại đánh tổ tôm phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả sự ham mê tổ tôm và thái độ vô trách nhiệm của quan.

- An nhàn hưởng thụ

- Mê cờ bạc không chứng kiến cảnh hộ đê

- Mưa gió ầm ầm mà coi như không có gì xảy ra

- Có người đến báo tin đê sắp vỡ: Mặc kệ

- Có người báo tin đê vỡ: Đổ vấy trách nhiệm, quát nạt, tiếp tục chơi tổ tôm

- Vui sướng tột cùng khi ù ván bài to

Tác dụng: Làm tăng thêm kịch tính cho tác phẩm và làm cho bản tính vô trách nhiệm của tên quan phủ hiện ra rõ hơn.

Hỏi: Nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm? Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa.

- Giáo viên chốt

4. Tổng kết:

Ghi nhớ sách giáo khoa - trang 83

Học sinh thực hiện bài tập 1 theo nhóm.

- 1 nhóm/ 1bàn

- Nhóm trưởng trình bày

- Các nhóm nhận xét

- Giáo viên chốt

* Giáo viên hướng dẫn nhanh bài tập 2, yêu cầu học sinh khá giỏi thực hịên ở nhà.

1. Bài tập 1:

- Trong văn bản không có hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm

- Có tất cả các hình thức ngôn ngữ còn lại

4. Củng cố, luyện tập

- Em có nhận xét gì về hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn này? Qua hình ảnh đó tác giả muốn phản ánh điều gì trong xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học. Học thuộc lòng phần ghi nhớ. Học thuộc một đoạn văn mà em thích nhất

- Làm bài tập 2.

- Chuẩn bị bài: “Cách làm bài văn lập luận giải thích”

- Thực hiện phần chuẩn bị ở nhà trong bài: “Luyện tập lập luận giải thích”