Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Trả bài tập làm văn số 6 - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Trả bài tập làm văn số 6 - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh củng cố kiến thức đã học về văn lập luận giải thích

2. Kĩ năng

- Nhận ra những lỗi cần tránh và sửa chữa đồng thời đánh giá ưu nhược điểm trong bài làm của mình.

3. Thái độ

- Có ý thức nhận và sửa lỗi một cách tự giác. học tập nghiêm, tích cực.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Giải thích trong văn nghị luận là gì?

- Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích?

Hỏi: Nêu bố cục và nội dung của từng phần trong bài văn lập luận giải thích?

3. Bài mới

Các em đã viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà. Để các em nắm được những ưu điểm, nhược điểm, những lỗi cần tránh trong bài làm. Giờ học này chúng ta sẽ cùng chữa bài kiểm tra Tập làm văn số 6.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả bài Tập làm văn số 6:

- Giáo viên yêu cầu đọc lại đề bài.

- Giáo viên nêu dàn bài và thang điểm và yêu cầu của bài làm. (đã soạn ở tiết 108)

I. Đánh giá, nhận xét chung

Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" Hãy giải thích câu nói đó?

- Giáo viên đánh giá, nhận xét chung

- Thể loại?

- Nội dung?

- Về bố cục?

- Về diễn đạt- trình bày

1. Về thế loại: Đa số các em đi đúng yêu cầu: Cách lập luận giải thích.

Giáo viên gọi 2 em cò bài làm tốt nhất và 2 em có bài làm yếu nhất lên đọc bài làm của mình?

- Các học sinh khác nhận xét ưu, nhược điểm của những bài trên, nêu cách sửa các nhược điểm.

2. Về nội dung:

Đa phần các em giải thích đúng về nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa sâu xa.

- Hạn chế: Chưa tìm hiểu được ý nghĩa sâu xa với sự liên hệ thực tế.

- Giáo viên trả bài

- Học sinh xem lại bài, sửa sai trong bài của mình

- Học sinh khác nhận xét ưu, nhược điểm của các bài trên, cách sửa các nhược điểm.

3. Về bố cục:

- Đa số bài làm có bố cục đầy đủ ba phần, trình bày mạch lạc

- Một số bài bố cục chưa rõ ràng, còn chưa đầy đủ.

- Giáo viên trả bài

- Học sinh xem lại bài, sửa sai trong bài của mình.

- Giáo viên giải đáp thắc mặc (nếu có)

- Giáo viên gọi tên ghi điểm

4. Về diễn đạt - trình bày

- Đa số diễn đạt khá mạch lạc, rõ ràng.

Một số học sinh chưa có cách diễn đạt trình bày được mạch lạc, sự liên kết trong câu, trong đoạn, trong bài còn lỏng lẻo, lời văn còn chưa sắc xảo trong sáng.

- Đa số học sinh viết đúng chính tả, trình bày sạch

- Một số chữ viết xấu, ẩu.

- Cho học sinh tự phát hiện lỗi trong bài làm.

- Hướng dẫn học sinh sửa lỗi (Viết lại một đoạn văn có câu từ mắc lỗi vào vở, sửa các từ, câu có lỗi sai)

II. Hướng dẫn sửa lỗi và trả bài:

1. Tìm lỗi

2. Sửa lỗi:

4. Củng cố, luyện tập

- Làm thế nào để viết tốt bài văn giải thích một vấn đề?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lý thuyết về văn bản nghị luận.

- Hoàn thiện các bài tập sách giáo khoa của phần này.

- Chuẩn bị bài: Quan âm thị kính, tập đọc theo kiểu.