Giáo án: Từ đồng âm - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được thế nào là từ đồng âm?
- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng phân biệt từ đồng âm.
- Sử dụng các từ đồng âm hợp lí khi nói và viết
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng và gìn giữ sự trong sáng của TiếngViệt
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc bài, trả lời các câu hỏi bài tập soạn bài. Chuẩn bị vở ghi, Sách giáo khoa, nháp...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
1. Thế nào là từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
2. Học sinh làm bài tập 4.
3. Bài mới
Có những trường hợp hai từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. Vậy đó là trường hợp đồng âm của từ. Hiện tượng đồng âm có đặc điểm ngữ nghĩa và cách phân biệt nghĩa ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn hình thành khái niệm từ đồng âm. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 Sách giáo khoa Hỏi: Thử tìm các từ có thể thay thế cho các từ “lồng” và cho biết “lồng 1”, “lồng 2” có nghĩa là gì? Hỏi: Nghĩa của hai 2 từ “lồng” trên có liên quan gì đến nhau không? Hỏi: Qua Bài tập 1, Bài tập 2 em hãy cho biết thế nào là từ đồng âm? - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ | I. Thế nào là từ đồng âm 1. Bài tập a. Bài tập 1: - Lồng 1: động từ: chỉ hoạt động nhảy lên chạy của con ngựa. - Lồng 2: Danh từ: chỉ sự vật làm bằng tre, gỗ, sắt, được sử dụng để nhốt chim hoặc gà… b. Bài tập 2: - Nghĩa của hai 2 từ “lồng” này không liên quan gì đến nhau. 2. Kết luận: * Ghi nhớ 1: Sách giáo khoa |
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách sử dụng từ đồng âm Hỏi: Nhờ vào đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ “lồng” trong 2 câu trên? Hỏi: Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Hỏi: Hãy thêm một vài từ vào câu để câu trở thành đơn nghĩa? (chỉ có 1 cách hiểu) Hỏi: Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp? -Mở rộng: Giáo viên gọi học sinh đọc Bài tập 4- sách giáo khoa - Trang 136 => phân tích từ đồng âm. (lợi dụng hiện tượng từ đồng âm để trả lại cái vạc bằng đồng cho người chủ) - Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ Sách giáo khoa / Trang 136 | II. Sử dụng từ đồng âm: 1. Bài tập: a. Bài tập 1: Dựa vào văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể để tìm nghĩa của từ. b. Bài tập 2: - Có thể hiểu thành 2 nghĩa: + Kho: Một cách chế biến thức ăn (hành động) => Động từ + Kho: Chỗ chứa đựng => tên gọi (danh từ) Ví dụ: + Đem cá về mà kho (Kho: Động từ) + Đem cá về nhập kho. (kho: Động từ) c. Bài tập 3: - Trong khi giao tiếp cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc sử dụng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. 2. Kết luận: - Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa – Trang 136 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Gọi học sinh đọc bài tập - xác định yêu cầu. - Học sinh hoạt động theo nhóm. -> Các nhóm báo cáo kết quả | III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Cao 1: cây cao Cao 2: nấu cao Ba 1: số ba Ba 2: ba bá Sức1: sức lực Sức 2: sức nước hoa Nhè 1: nhè vào ta Nhè 2: khóc nhè Tranh 1: mái tranh Tranh 2: tranh giành Tuốt 1: đi tuốt Tuốt 2: tuốt lúa Sang 1: sang sông Sang 2: giàu sang Môi: môi khô Môi 2: cái môi múc canh Nam 1: phương Nam Năm 2: nam nữ |
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 2 - Chia lớp ra 4 nhóm + Nhóm 1,2: Phần a + Nhóm 3,4: Phần b - Các nhóm thảo luận => Nhóm trưởng trình bày => Giáo viên và các nhóm theo dõi bổ sung | 2. Bài tập 2: a) “Cổ” - Cổ1: Bộ phận cơ thể nối đầu với thân. (hươu cao cổ, khăn quàng cổ …) - Cổ 2: Bộ phận của áo, yếm, giáng bao quanh cổ và cổ chân (cổ áo, giày cao cổ…) - Cổ 3: Bộ phận nối liền giữa thân và miệng của đồ vật (cổ chai) b. Cổ 1: Bộ phận của cơ thể người, đồ vật nối đầu với thân (danh từ) Cổ 2: Xưa (tính từ) |
- Học sinh làm việc độc lập. | 3. Bài tập 3: (1) Cả nhà đang ngồi bên uống nước để việc cưới chị tôi. (2) Mẹ tôi bắt ở rau rồi đổ chúng xuống một hố rất và lấp đất lại. (3) – nay lớp 7C có bạn học sinh giỏi. |
4. Củng cố, luyện tập
- Khái niệm từ đồng âm?
- Tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm?
- Khi sử dụng từ đồng âm cần lưu ý đến điều gì?
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học thuộc bài, làm các bài tập còn lại.
- Tìm các từ đồng âm, xác định nghĩa của các từ đó trong cảnh ngữ
- Chuẩn bị trước bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
Bài trước: Giáo án: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Trả bài tập làm văn số 2 - Ngữ Văn lớp 7