Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Từ đồng nghĩa - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Từ đồng nghĩa - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.

- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng nhận biết, sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói và viết

3. Thái độ

- Ý thức sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với hoàn cảnh.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc bài, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Nêu những lỗi thường gặp về quan hệ từ? Lấy ví dụ minh hoạ?

- Làm bài tập số 4 (Sách giáo khoa – Trang 108)

3. Bài mới

- Có những trường hợp hai từ có nghĩa giống nhau nhưng không thể sử dụng trong cùng một câu văn. Vậy đó là trường hợp đồng nghĩa của từ nhưng khác sắc thái biểu cảm..

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Thế nào là từ đồng nghĩa:

- Giáo viên gọi học sinh bài tập 1 phần I

Hỏi: Hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ “rọi”, “trông”?

I. Thế nào là từ đồng nghĩa:

1. Bài tập:

a. Bài tập 1:

- Rọi: Chiếu (soi)

- Trông: Nhìn (ngó, nhòm, liếc)

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập 2

Hỏi: Tìm các từ đồng nghĩa với từ “trông” ở nét nghĩa a, b?

b. Bài tập 2:

- Các từ đồng nghĩa với từ “trông”: Coi sóc, gìn giữ cho yên ổn, trông coi, chăm sóc, coi sóc.

- Mong: Mong, hi vọng, trông mong

2. Kết luận:

*Ghi nhớ 1: Sách giáo khoa/ Trang 114

Hoạt động 2. Các loại là từ đồng nghĩa:

Hỏi: Từ 2 bài tập trên hãy rút ra kết luận về từ đồng nghĩa?

- Học sinh đọc ghi nhớ 1: Sách giáo khoa – Trang 114

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập II1

Hỏi: So sánh nghĩa của từ “quả” với từ “trái”?

II. Các loại từ đồng nghĩa.

1. Bài tập

a. Bài tập1:

- Từ “quả” với từ “trái” đồng nghĩa với nhau

=> Có thể thay thế cho nhau trong mọi hoàn cảnh

=> Đồng nghĩa hoàn toàn (không có sắc thái ý nghĩa khác nhau)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập II2

Hỏi: Nêu sự khác nhau, giống nhau về nghĩa của 2 từ “bỏ mạng” và “hy sinh”

Hỏi: Từ 2 bài tập trên em hãy rút ra kết luận về các loại từ đồng nghĩa? (có mấy loại từ đồng nghĩa)

b. Bài tập 2:

- Hai từ “bỏ mạng” và “hy sinh”

+ Giống nhau: Đều có nghĩa là chết

+ Khác nhau => “bỏ mạng”: Chết một cách vô ích => sắc thái khinh bỉ.

=> “hy sinh”: Chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả => kính trọng

- Học sinh đọc ghi nhớ 2: Sách giáo khoa – Trang 114

*Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa – Trang 114

Hoạt động 3. Sử dụng từ đồng nghĩa:

- Giáo viên đọc bài tập 1 phần III. Trang 115. yêu cầu học sinh làm và viết ra phiếu học tập.

- Gọi học sinh đọc câu đã thay thế và nhận xét?

III. Sử dụng từ đồng nghĩa:

1. Bài tập:

a. Bài tập 1:

- Từ “quả” với từ “trái” có thể thay thế cho nhau vì ý nghĩa sắc thái trung hoà.

- “Bỏ mạng” và “hy sinh” không thay thế cho nhau vì có sắc thái ý nghĩa khác nhau.

- Giáo viên đọc bài tập III2

- Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời.

b. Bài 2:

- “chia li” và “chia tay”

+ Giống: Đều có nghĩa là xa cách với nhau, xa nhau

+ Nhưng từ “chia li”: vừa mang sắc thái cổ xưa, vừa miêu tả được tình cảnh sầu bi của người chinh phụ

Hỏi: Từ 2 bài tập trên em rút ra được kết luận gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?

1 học sinh đọc mục ghi nhớ 3 sách giáo khoa - Trang 115

2. Kết luận:

*Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa - Trang 115

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

IV. Luyện tập

1. Bài 1:

- Gan dạ- can đảm; chó biển – hải cẩu

- Nhà thơ - thi sĩ; đòi hỏi – yêu cầu

- mổ xẻ – phẫu thuật; năm học – niên khoá

- của cải – tài sản; loài người – nhân loại

- nước ngoài- ngoại quốc; thay mặt - đại diện

2. Bài 2:

- Máy thu thanh – Ra-đi-ô; xe hơi – ô tô

- Sinh tố – vi-ta-min; dương cầm – pi- a-nô

3. Bài 3:

- Quả - trái; má - mẹ; bao diêm – hộp quẹt

- Tía – bố; anh hai – anh cả

4. Bài 4:

- Đưa – trao; Đưa – tiễn

- Nói – chửi; Đi – mất

4. Củng cố, luyện tập

- Khái niệm về từ đồng nghĩa?

- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn bài, học thuộc 3 ghi nhớ sách giáo khoa

- Làm các bài tập còn lại.

- Chuẩn bị trước bài: “Cách lập ý của bài văn biểu cảm”