Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được các đặc điểm của đề văn biểu cảm.

- Nắm được các kiểu đề văn biểu cảm và các bước làm một bài văn biểu cảm.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng nhận diện đề văn, văn bản biểu cảm

- Có kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ yêu thích văn bản biểu cảm, có ý thức rèn kĩ năng làm văn biểu cảm.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tài liệu chuẩn tri thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc bài, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Nêu những đặc điểm của văn bản biểu cảm?

3. Bài mới

Ở những tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu những đặc điểm của văn biểu cảm. Ở tiết này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm, cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn biểu cảm.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm một bài văn biểu cảm

- Giáo viên cho học sinh đọc các đề văn thuộc phần I1 (Sách giáo khoa –Trang 88,89)

- Giáo viên: Trên đây là một số đề văn thuộc văn bản biểu cảm và

- Em hãy chỉ ra tính chất cần biểu hiện trong các đề đó?

- Giáo viên phân nhóm chia lớp ra 4 nhóm, các nhóm thảo luận.

Nhóm 1: Đề a

Nhóm 2: Đề b

Nhóm 3: Đề c

Nhóm 4: Đề d, e

Giáo viên: Lưu ý các từ: Quê hương, cảm, nghĩ, biết ơn, vui buồn, nụ cười….

- Giáo viên: Chốt về các dạng đề văn biểu cảm

I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm:

1. Đề văn biẻu cảm.

- Đối tượng biểu cảm: Dòng sông (dãy núi, cánh đồng, vườn cây.. ) quê hương.

- Tình cảm biểu hiện: Yêu thương, gắn bó, tự hào về quê hương.

b. Đề b:

- Đối tượng biểu cảm: Đêm trăng trung thu

- Tình cảm cần biểu hiện: Yêu thích, vui vẻ, hạnh phúc, gắn bó, yêu quê hương đất nước.

c. Đề c:

- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ

- Tình cảm biểu hiện: Yêu quý, kính trọng, biết ơn.

d. Đề d:

- Đối tượng biểu cảm: Những vui buồn tuổi thơ

a. Đề a:

- Tình cảm: Yêu quý, tôn trọng, gìn giữ tuổi thơ đẹp.

e. Đề e:

- Đối tượng biểu cảm: 1 loài cây

+ Cây tùng: cứng cỏi,

+ Cây liễu: mềm mại,

+ Cây phượng => gắn với tuổi học trò

+ Cây hoa đào: mùa xuân miền Bắc.

Tình cảm: Yêu quý, gắn bó với loại cây đó.

Hoạt động 2: Các bước làm văn biểu cảm.

- Giáo viên ra đề bài

Hỏi: Để làm một bài văn thông thường bước đầu tiên chúng ta cần phải làm gì?

Hỏi: Nêu những hình dung của em về đối tượng ấy?

(Gợi ý: bằng cách trả lời các câu hỏi, dẫn dắt ở gợi ý sách giáo khoa)

Học sinh dựa vào gợi ý sắp xếp các ý sao cho hợp lí.

Hỏi: Hãy lập dàn ý cho đề văn trên?

Hỏi: Căn cứ vào dàn ý trên hãy viết một đoạn văn về các phần, các ý bất kỳ.

- Học sinh viết ra vở bài tập hoặc vở nháp.

- Giáo viên gọi một vài học sinh đọc trước lớp

Hỏi: Sau khi viết xong có cần đọc và sửa chữa không? Tại sao?

Hỏi Để làm tốt bài văn biểu cảm ta phải làm những gì?

2. Các bước làm văn biểu cảm:

Đề bài: Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ

a. Tìm hiểu đề:

Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ

b. Tìm ý (có thể)

+ Nụ cười của mẹ ai cũng được nhìn thấy, với em nó vô cùng quý giá và quan trọng.

+ Đó là nụ cười của sự yêu thương, khích lệ mỗi khi em tiến bộ.

+ Đó lá nụ cười làm cho em thấy thoải mái, sảng khoái.

+ Nụ cười an ủi, vỗ về những lúc em gặp khó khăn hay một sai lầm nhỏ.

+ Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười, như những khi gia đình gặp chuỵên không vui, khi em không nghe lời mẹ…

+ Khi thiếu nụ cười của mẹ em cảm thấy như thế nào?

+ Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi…để thấy được nụ cười của mẹ luôn nở trên môi

b. Lập dàn ý:

- Mở bài: Cảm xúc đối với nụ cười của mẹ

- Thân bài: Nêu những biểu hiện sắc thái của mẹ.

+ Nụ cười vui, yêu thương

+ Nụ cười khích lệ, cổ vũ

+ Nụ cười an ủi, động viên

+ Những khi thiếu vắng nụ cười của mẹ (…)

- Kết bài: Lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn mẹ.

c. Viết bài

d. Kiểm tra, sửa chữa:

* Kết luận: Ghi nhớ Sách giáo khoa – Trang 88

II. Luyện tập

a) Bài viết bày tỏ tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang.

- Có thể đặt nhan đề: “An Giang quê hương tôi”; “Ký ức một miền quê”, quê hương: tình sâu, nghĩa nặng.

b. Dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu tình yêu với quê hương An Giang

Thân bài: Bộc lộ tình cảm yêu mến quê hương:

+ Tình yêu quê từ tuổi thơ

+ Tình yêu quê hương trong đấu tranh và những tấm gương yêu nước.

- Kết bài: Tình yêu quê hương đất nước với nhận thức của con người từng trải, trưởng thành.

4. Củng cố, luyện tập

Một đề văn biểu cảm cho ta biết những gì?

Các bước làm 1 bài văn biểu cảm?

5. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, học thuộc lòng phần ghi nhớ sách giáo khoa

- Tìm một số đề bài và một số bài văn về văn biểu cảm

- Tập ra đề bài về văn biểu cảm.

*Yêu cầu: Xác định đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho các đề bài đó.

- Làm dàn ý cho các đề bài ở mục I1: Sách giáo khoa – Trang 88

- Viết hoàn chỉnh thành 1 bài văn đề số 1 (c)

- Chuẩn bị kỹ bài: Luỵên tập cách làm văn biểu cảm