Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Ca Huế trên sông Hương - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Ca Huế trên sông Hương - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở Cố Đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người tài hoa.

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu văn bản nhật dụng kỹ năng phân tích nhân vật.

3. Thái độ

- Có ý thức gìn giữ những nét đẹp của văn hoá dân tộc.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu hỏi 1: Phân tích nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu qua cuộc độc thoại? Nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm này là gì?

Câu hỏi 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm?

3. Bài mới

Huế là vùng đất cố đô, di sản văn hóa thế giới là niềm tự hào của Việt Nam. Nói đến Huế là nói đến sông Hương mơ mộng và ca Huế, nét đẹp riêng của Huế.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu.

- Gọi học sinh đọc

- Giáo viên nhận xét

I. Đọc, tìm hiểu chú thích:

1. Đọc.

- Đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, chú ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.

- Học sinh đọc chú thích truyện

Hỏi: Thế nào là ca Huế?

Hỏi: Em có hiểu như thế nào về ca Huế

Hỏi: Giải nghĩa từ: Hoài vọng và lữ khách.

2. Tìm hiểu chú thích.

- Ca Huế: Là dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên Huế nói chung.

- Từ khó: 21 từ khó sách giáo khoa.

- Hoài vọng: Tâm trạng mong chờ thiết tha một điều gì đó cao xa, khó đạt được.

- Lữ khách: người đi đường xa.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

Hỏi: Văn bản thuộc thể loại nào?

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Tự sự

- Thể loại: bút ký.

- Là văn bản nhật dụng.

Hỏi; Có thể chia văn bản thành mấy phần

Học sinh thực hiện theo nhóm

2. Bố cục: (Cách chia tương đối)

a) Giới thiệu sơ lược về một số làn điệu dân ca Huế

b) Tả lại một đêm trăng nghe đờn ca trên sông Hương

Nhóm 1: Hãy ghi tên các làn điệu dân ca Huế?

Nhóm 2: Hãy kể tên các nhạc cụ biểu diễn?

Kể tên các bản đàn

3. Phân tích:

a. Sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật ca Huế

- Các làn điệu dân ca Huế:

+ Các điệu hò: đánh cá, cấy trồng, đưa linh, chèo cạn, bài thai, giã gạo, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa...

+ Các điệu lí: con sáo, hoài xuân, hoài nam...

+ Các điệu nam: nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, tương tư khúc, hành vân...

- Các nhạc cụ biểu diễn: Đàn tranh, nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh, chũm choẹ, các loại trống…

- Tên các bản đàn: Lưu thuỷ, kim tiền; xuân phong, long hổ, tứ đại cảnh; 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Hỏi: Em có nhận xét gì về các làn điệu dân ca và nhạc cụ xứ Huế?

=> Ca Huế phong phú, giàu bản sắc, các nhạc cụ phong phú, đa dạng nhiều chủng loại khác nhau điều đó tạo nên sức hấp dẫn rất riêng của dân ca xứ Huế.

4. Củng cố, tập luyện

- Thể hiện các laị hình dân ca và nhạc cụ xứ Huế?

- Cảm nhận về các làn điệu dân ca xứ Huế?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ.

- Làm tốt phần luyện tập

- Chuẩn bị bài: Ca Huế (tiếp)