Giáo án: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Tri thức
- Nắm được các cách chuyển câu chủ động thành câu bị động
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng thực hành thao tác chuyển câu chủ động thành câu bị động
3. Thái độ
- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Câu hỏi: Thế nào là câu chủ đông, câu bị động? Lấy ví dụ?
Câu hỏi: Mục đích của việc chuyển câu bị động sang câu chủ động là gì?
3. Bài mới
- Có những quy tắc để các em có thể chuyển đổi câu từ dạng chủ động sang bị động.
Bài học hôm nay sẽ giup các em cách chuyển câu chủ đông thành câu bị động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách chuyển đổi câu: - Giáo viên treo bảng phụ có chép bài tập 1. yêu cầu học sinh đọc Câu hỏi: Hai câu a và b có điểm gì giống và khác nhau. * Gợi ý: - Về nội dung, hai câu có cùng miêu tả một sự việc không? - Theo định nghĩa về câu bị động ở phần Ghi nhớ, hai câu có cùng là câu bị động không? - Về mặt hình thức, hai câu có gì khác nhau? | I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Bài tập: a. Cánh màn điều…. đã được hạ xuống…hoá vàng. b. Cánh màn… đã hạ xuống … hoá vàng - Giống nhau: + Về nội dung: 2 câu cùng miêu tả 1 sự việc. + Hình thức: 2 câu đều là câu bị động - Khác nhau: + Câu a: Sử dụng từ "được" + Câu b: Không sử dụng từ "được" |
- Hai câu trên đã được chuyển từ câu bị động thành câu chủ động như thế nào? | - Cách chuyển đổi: + Câu a. Chuyển cụm từ chỉ đối tượng (cánh …điều) của hành động (hạ xuống) lên đầu câu và thêm từ “được” và sau cụm từ ấy. + Câu b. Chuyển cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu đồng thời lược bỏ từ chỉ chủ thể của hành động trong câu. |
Câu hỏi. Trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Học sinh đọc bài tập 3. Hỏi: Những câu đó có phải là câu bị động không? Tại sao? Hỏi: Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Câu hỏi 2: Có phải câu nào có từ bị, được, cũng là câu bị động không? | * Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu - Có thể thêm hoặc không thêm các từ "bị, được" vào sau chủ đề của câu. (3) Không phải là câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng 2. Kết luận: *Ghi nhớ Sách giáo khoa - Trang 64. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách chuyển đổi câu: - Gọi học sinh đọc bài tập. - Học sinh thực hiện theo nhóm Nhóm 1,2: Câu 1 Nhóm 3,4: Câu 2 - Đại diện nhóm lên trình bày Nhóm khác nhận xét sữa chữa - Giáo viên chốt kiến thức | II. Luyện tập: Bài 1: Chuyển đổi câu a1: Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ XIII a2: Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII b2: Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim. b2: Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c1: Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào c2: Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. d1: Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân d1: Một lá cờ đại dựng ở giữa sân |
- Học sinh đọc bài tập 2 - Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển đổi câu | Bài tập 2: a1: Em được thầy giáo phê bình: mang ý nghĩa tích cực, chủ động thu nhận sự phê bình của thầy giáo a2: Em bị thầy giáo phê bình: mang ý nghĩa tiêu cực b2: Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi: có ý nghĩa tích cực. b2: Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi: có ý nghĩa tiêu cực c1: Sự khác biệt …thôn đã được trào lưu…thu hẹp => Mang sắc thái tích cực c2: Sự … thôn đã bị trào lưu…thu hẹp => Mang sắc thái tiêu cực. |
4. Củng cố, luyện tập
- Nêu cách chuyển câu chủ động thành câu bị động? Lấy ví dụ?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn nội dung bài học, hoàn thiện bài tập 3.
- Tự lấy ví dụ về câu chủ động sau đó tự chuyển thành câu bị động.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
Chuẩn bị kỹ phần chuẩn bị ở nhà: làm đề 2 và đề 3
Bài trước: Giáo án: Ý nghĩa của văn chương - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh - Ngữ Văn lớp 7