Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Đại từ - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Đại từ - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Thế nào là đại từ (bản chất khái niệm) và các loại đại từ Tiếng Việt.

+ Tích hợp với các văn bản và bài tập làm văn có kiến thức liên quan.

2. Kĩ năng

- Biết cách sử dụng chuẩn xác và linh hoạt các đại từ trong nói và viết.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu quí và trân trọng sự trong sáng của tiếng việt.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liêu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh

Hỏi: Thế nào là từ láy? Có mấy loại từ láy? nghĩa của từ láy? Ví dụ?

3. Bài mới

Kể tên các từ loại đã được học ở lớp 6 (Danh từ, động từ, tính từ, số từ, phó từ, lượng từ)

- Cùng với các từ loại trên ta còn có cá từ loại khác, vậy hôm nay các em sẽ tìm hiểu về đại từ.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là đại từ

- Gọi học sinh đọc rõ ràng các đoạn văn, ca dao: a, b, c, d trong mục I

- Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi của giáo viên

Hỏi: Từ “nó” ở đoạn văn a, trỏ đối tượng nào?

- Từ “nó” ở đoạn văn b trỏ con vật gì? Tại sao em biết?

Hỏi: Từ “thế” ở đoạn văn c trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được từ “thế” trong đoạn văn này?

Hỏi: Từ “ai” trong bài ca dao- d, được dùng để làm gì?

Hỏi: Các từ “nó”, “thế”, “ai” trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

- Giáo viên nêu ví dụ khác

- Người học giỏi nhất lớp là nó

Hỏi: Vậy thế nào là đại từ?

Đại từ thường đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như thế nào?

- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét

-Học sinh đọc mục ghi nhớ

I. Thế nào là đại từ.

1. Bài tập

- Đoạn văn a: Nó: trỏ người: em tôi

- Đoạn văn b: trỏ con gà của Bốn Linh

Đặt nó vào trong ngữ cảnh của đoạn văn.

- Đoạn văn c: “thế” trỏ hoạt động nói của mẹ => dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

- Đoạn văn d: “ai” dùng để hỏi.

* Vai trò ngữ pháp

- Nó (a): Chủ ngữ

- Nó (b): Định ngữ

- Thế (c): Bổ ngữ (nghe)

- ai (d): Chủ ngữ

- Nó: Vị ngữ

2. Kết luận: Ghi nhớ sách giáo khoa - Trang 55

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại đại từ

Hỏi: Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày…trỏ gì?

Hỏi: Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì?

Hỏi: Các đại từ vậy, thế trỏ gì?

Hỏi: Như vậy đại từ để trỏ có mấy loại trỏ?

1 học sinh khác đọc mục ghi nhớ 2

Hỏi: Các đại từ ai, gì…hỏi về điều gì?

Các đại từ bao nhiêu, bấy nhiêu hỏi về cái gì?

Hỏi: Các đại từ sao, thế…hỏi về cái gì?

Hỏi: Hãy lấy ví dụ cho mỗi loại

I. Các loại đại từ

1. Đại từ để trỏ.

* Bài tập

a. Trỏ người hoặc sự vật (nó) => đại từ xưng hô

b. Trỏ số lượng

c. Trỏ hoạt động, tính chất sự việc

*Kết luận: Ghi nhớ 2 – Sách giáo khoa

2. Đại từ để hỏi.

* Bài tập

- Hỏi về người và sự vật

- Hỏi về số lượng

- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

* Kết luận: Ghi nhớ 3 Sách giáo khoa

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập

Giáo viên đọc câu hỏi 1 a yêu cầu học sinh điền.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập b

III. Luyện tập

1. Bài 1:

Số NgôiSố ítSố nhiều
1Tôi, tao, tớ, taChúng tôi, chúng tao, chúng ta, chúng tớ
2Mày, miChúng mày, chúng mi
3Nó, hắnChúng nó, họ

b. Xác định ngôi của đại từ “mình”

- Cậu giúp mình với nhé: Mình: ngôi thứ nhất

- Trong câu ca dao: Mình: ngôi thứ hai

Bài 3:

Đặt câu với các từ ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung.

a, Na hát hay đến nỗi ai cũng phải khen

b, Lớp ta có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính cách khác nhau...

Bài 5: Đại từ xưng hô trong tiếng anh, tiếng Pháp, tiếng Nga ít hơn là từ xưng hô trong Tiếng Việt và có tính chất trung tính, thường không mang tính chất biểu cảm.

4. Củng cố, luyện tập

- Câu hỏi: Thế nào là đại từ?

- Câu hỏi: Có mấy loại đại từ? Lấy ví dụ nhanh cho từng loại?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn luyện lý thuyết

- Hoàn thiện bài tập 2,4 Sách giáo khoa – Trang 57. Đọc phần đọc thêm

- Chuẩn bị bài: Luyện tập tạo lập văn bản