Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Sống chết mặc bay - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Sống chết mặc bay - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truỵên ngắn “Sống chết mặc bay”

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc, kể, hiểu, tóm tắt, phân tích truyện.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ và phát huy tinh thần đoàn kết

- Cảm thông với số phận những người dân nghèo bất hạnh.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Nêu nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng của văn chương theo quan niệm của tác giả Hoài Thanh, trong bài Ý nghĩa văn chương?

3. Bài mới

Bài học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu 1 trong những tác phẩm nổi tiếng của trào lưu văn học hiện thực phê phán đầu thế kỉ XX.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc

- Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn, học sinh đọc tiếp.

- Giáo viên gọi 1 học sinh kể tóm tắt câu chuyện

I. Đọc, tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

- Chú ý phân biệt các giọng đọc.

+ Giọng kể tả của tác giả.

+ Giọng hách dịch của quan phụ mẫu

+ Giọng sợ sệt, khúm múm của thầy đề.

- Kể tóm tắt nội dung của truyện.

Hỏi: Em hãy cho biết vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm “Sống chết mặc bay”

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 41 chú thích sách giáo khoa.

2. Chú thích.

a. Tác giả:

- Phạm Duy Tốn (1883 - 1924), quê: Phượng Vũ - Thường Tín - Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội)

- Ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.

b. Tác phẩm:

- Tác phẩm “Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông.

c. Chú thích: 40 chú thích sách giáo khoa

Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:

Câu hỏi: Xác định kiểu văn bản và thể loại văn bản?

Hỏi: Truỵên được kể theo ngôi kể thứ mấy? Theo trình tự nào? Tác dụng của ngôi kể ấy trong câu chyện?

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Tự sự

- Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.

- Truỵên được kể theo ngôi thứ ba, theo trình tự thời gian và sự việc.

Câu hỏi: Em hãy cho biết bố cục của văn bản?

Hỏi: Trọng tâm miêu tả trong tác phẩm nằm ở đoạn nào?

2. Bố cục: 3 phần

- Đoạn 1: Từ đầu => khúc đê này hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự kháng cự trong tuyệt vọng của nhân dân.

- Đoạn 2: ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn => Điếu mày! : Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong lúc đi hộ đê.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ khiến nhân dân lâm vào tình trạng sầu thảm.

+ Minh hoạ nội dung chính của truyện.

+ Hai cảnh tương phản đối lập nhau -> Phê phán đám quan lại vô trách nhiệm trong khi dân đen đang ra sức cứu đê.

Hỏi: Đọc kỹ toàn truyện, theo dõi mạch truỵên từ đầu đến cuối, chúng ta thấy tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì là chủ yếu?

- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: Đối lập tương phản và tăng cấp.

+ Sức người, sức đê đối lập với sức trời

+ Cảnh hộ đê ngoài đình của dân phu đối lập với cảnh hộ đê trong đình của quan phụ mẫu.

- Học sinh đọc lại đoạn 1.

Hỏi: Mở đầu tác phẩm, tác giả tả cảnh đê sắp vỡ như thế nào qua các chi tiết về không gian, thời gian và địa điểm?

3. Phân tích:

a Nguy cơ vỡ đê và sự chống cự trong tuyệt vọng của nhân dân.

- Thời gian: Gần 1h đêm -> thời gian khuya khoắt, càng làm tăng thêm độ khó khăn.

- Không gian: Mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to.

- Địa điểm: Khúc sông làng X, phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.

Hỏi: Nhận xét của em về cách mở bài ấy?

-> Mở đầu gợi lên một cảnh tượng rất đáng sợ: đêm tối mưa to, nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê sắp xảy ra.

-> Tên sông nói cụ thể, tên làng, tên phủ ghi X -> dụng ý nói câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi.

-> Tác giả tạo ra một tình huống truyện gay cấn, mang tính chất thắt nút truyện.

Hỏi: Trong đoạn văn này, nghệ thuật tương phản được diễn đạt như thế nào?

- Sự đối lập giữa sức nước và sức người, đê.

Sức nướcĐê - Người dân

- Mưa tầm tã, nước sông lên to.

- Nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

-> Nguy hiểm, đe doạ trực tiếp cuộc sống của con người.

- Đê yếu, có nguy cơ vỡ.

- Dân làng:

+ Hàng trăm, hàng nghìn con người đói khát, mệt nhọc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân.

+ Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre... lướt thướt như chuột lột.

+ Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xáo xác gọi nhau.....

-> Không khí hết sức khẩn trương, nhốn nháo, căng thẳng, sợ hãi, bất lực và thảm hại.

Hỏi: Ngoài nghệ thuật tương phản, đoạn văn còn có nét đặc sắc nghệ thuật gì khác trong cách miêu tả?

- Nghệ thuật miêu tả:

+ Miêu tả bằng các chi tiết, hình ảnh và âm thanh điển hình.

+ Nhiều từ láy: bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn.

+ Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

+ Câu văn biền ngẫu cân đối.

Câu hỏi: Thông qua các biện pháp nghệ thuật ấy, tác giả muốn tô đậm điều gì?

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cảnh tưởng người dân hộ đê?

-> Thông qua các biện pháp nghệ thuật tác giả muốn tô đậm sự bất lực, thảm hại của sức người trước sức trời, sự yếu kém của sức đê trước sức nước.

=> Người dân vất vả, cố gắng hết sức mình để bảo vệ đê, họ đang trong hoàn cảnh hết sức thảm hại, cuộc sống đang bị đe doạ nghiêm trọng.

Hỏi: Đặt trong câu chuyện, đoạn miêu tả trên có ý nghĩa gì?

b. Ý nghĩa của đoạn văn:

- Dựng cảnh nhân dân dốc hết sức để cứu đê, hộ đê-> Chuẩn bị cho cảnh quan cứu đê ở đoạn sau

4. Củng cố, luyện tập

- Em có nhận xét gì về đoạn văn miêu tả cảnh hộ đê của người dân?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học:

- Phân tích tiếp cảnh trong đình và chỉ ra biện pháp tăng cấp trong văn bản.