Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Cuộc chia tay của những con búp bê ̣(Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Cuộc chia tay của những con búp bê ̣(Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh thấy được những tình cảm chân thành và sâu sắc của hai anh em trong câu chuyện.

- Cảm nhận được nỗi đau, nỗi xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh éo le.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng kể chuyện, phân tích tâm lý nhân vật.

- Kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất.

3. Thái độ

- Có sự cảm thông, chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh éo le, bất hạnh.

- Có ý thức gìn giữ, trân trọng tình cảm anh em ruột thịt, tình cảm gia đình.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài, : Sách giáo khoa, sách giáo khoa. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1)

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tài liệu liên quan đến bài học, soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh.

Hỏi: Kể tóm tắt truyện ngắn: “Cuộc chia tay của những con búp bê”

Hỏi: Nêu tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ý nghĩa của nhan đề “Cuộc …. bê”

3. Bài mới

Ở giờ trước các em đã được tìm hiểu về tình cảm của hai anh em Thành, Thuỷ và cuộc chia tay búp bê, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng sẻ chia với hai nhân vật này qua những cuộc chia tay đầy nước mắt.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu (Tiếp)

Hỏi: Trên đường tới trường, nhìn thấy cảnh vật thân thuộc, tâm trạng của Thuỷ như thế nào?

Hỏi: Vì saoThuỷ lại có tâm trạng như vậy?

b. Cuộc chia tay với cô giáo và các bạn.

* Trên đường tới lớp học:

Thuỷ:

+ Bất chợt dừng lại, mắt nhìn đau đáu...

+ Cắn chặt môi nhìn đăm đăm khắp nơi và khóc.

-> Thuỷ vừa sững sờ, vừa quyến luyến không muốn rời xa nơi đã từng gắn bó thân thuộc và có những kỉ niệm với em.

Hỏi: Khi tới lớp tâm trạng của Thuỷ được bộc lộ qua chi tiết nào?

Hỏi: Khi biết về cảnh ngộ của Thuỷ, cô giáo và các bạn đã có thái độ, tâm trạng như thế nào?

* Trong lớp học

- Thuỷ: Khóc nức nở => đau đớn và xúc động

- Cô giáo và các bạn:

Khi biết về cảnh ngộ của Thuỷ:

Các bạn: “ồ” lên kinh ngạc, sững sờ, khóc thút thít, nắm chặt tay Thuỷ.

Cô giáo: Cô giáo ôm chặt em, nói “Cô thương em lắm”. Tặng cho em cuốn sổ và bút với lời động viên Thuỷ học tập tốt.

Hỏi: Trong cuộc chia tay này, chi tiết nào khiến cho em xúc động và khiến cô giáo sững sờ? Tại sao?

Hỏi: Qua tâm trạng của cô giáo và các bạn, em có cảm nhận gì về tình cảm thầy trò, bạn bè?

+ Khi nghe Thuỷ nói “em không được đi học nữa”

Cô giáo: tái mặt, nước mắt giàn giụa

Các bạn: khóc nức nở mỗi lúc một to hơn

-> Thể hiện sự đồng cảm, xót thương của cô giáo và các bạn dành cho Thuỷ.

-> Diễn tả tình cảm thầy trò, bạn bè quan tâm, ấm áp và trong sáng.

-> Niềm thán trách hoàn cảnh gia đình tan vỡ, chia lìa.

Hỏi: Bên cạnh đó còn thể hiện thái độ gì đối với những bậc làm cha làm mẹ không biết trân trọng hạnh phúc gia đình?

Hỏi: Tâm trạng của Thành được diễn tả như thế nào?

Hỏi: Tại sao khi dắt Thuý ra khỏi trường, Thành lại “kinh ngạc…. trùm lên cảnh vật

* Trên đường về:

- Thành “Kinh ngạc …. sự vật”

+ Đối lập: Cảnh và tình

+ Mọi người và cảnh vật vẫn vui tươi > < Thành đau đớn, xót xa,

-> Nhấn mạnh sự cảm nhận của Thành về sự cô đơn, bất hạnh của hai anh em trước sự vô tình của con người và cảnh vật.

Hỏi: Vậy cuộc chia tay thứ hai đã phản ánh điều nghịch lí nào?

=> Cuộc chia tay thứ hai đã phản ảnh những đứa trẻ thơ ngây, vô tội mà lại bị tước đi quyền được học tập, quyền được vui chơi

Hỏi: Trước cuộc chia tay đột ngột, Thuỷ đã có tâm trạng và hành động như thế nào?

c. Cuộc chia tay của hai anh em

- Thuỷ:

+ Như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá.

+ Chạy vội vào nhà ghì lấy con vệ sĩ và căn dặn.

+ Khóc nức nở, dặn anh.

+ Đặt con Em nhỏ quàng tay vào con Vệ sĩ và dặn dò anh

Hỏi: Thái độ và hành động của Thủy cho em thấy Thủy là cô bé như thế nào?

-> Cô bé có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm

-> Có tấm lòng vị tha, nhân hậu.

-> Sợ phải chịu nỗi đau không đáng có

Hỏi: Lời nhắn nhủ cuối cùng của Thuỷ với anh trai có ý nghĩa gì?

- Lời Thủy dặn anh: Không bao giờ được để chúng ngồi cách xa nhau.

-> Lời nhắn nhủ về tình yêu, về những kỷ niệm tuổi thơ.

-> Lời nhắn nhủ anh em không bao giờ được chia rẽ.

-> Lời nhắn nhủ đối với mỗi gia đình.

Hỏi: Tâm trạng của Thành trong giây phút này ra sao?

- Thành:

+ Khóc nấc lên

+ Mếu máo trả lời và đứng chôn chân nhìn theo.

-> Tâm trạng cô đơn, bơ vơ

Hỏi: Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn văn này là gì? Nêu tác dụng?

- Nghệ thuật: đối lập 2 búp bê > < hai anh em

Được bên nhau > < Rời xa nhau

-> Nghịch cảnh trớ trêu

-> Hai anh em phải chịu nỗi đau đớn đến tột cùng khi phải xa nhau, nỗi đau do chính bố mẹ các em gây nên.

-> Người đọc xúc động, thông cảm sâu sắc cho hoàn cảnh bất hạnh của hai anh em

- Học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi: Em có nhận xét gì về những cuộc chia tay trong văn bản này? Tại sao?

-> Những cuộc chia tay không bình thường.

-> Những người phải chia tay là những em nhỏ hồn nhiên, trong sáng và vô tội.

5. Tổng kết

- Nội dung: Ghi nhớ (Sách giáo khoa - Trang 27)

- Nghệ thuật:

+ Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm

+ Ngôi kể thứ nhất chân thật, cảm động

+ Các sự việc được kể theo trình tự thời gian phù hợp với tâm lí trẻ em.

4. Củng cố, luyện tập

- Vậy qua câu chuyện này tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì?

- Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?

- Đọc phần “Đọc thêm”.

- Nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của những người làm cha mẹ.

Hỏi: Qua văn bản này, bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ tổ ấm gia đình?

5. Hướng dẫn về nhà

- Tóm tắt nội dung tác phẩm

- Ôn nội dung bài học.

- Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về hoàn cảnh của một bạn mà bố mẹ li hôn.

- Chuẩn bị bài: Bố cục trong văn bản.