Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Cách làm văn lập luận chứng minh - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Cách làm văn lập luận chứng minh - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Ôn tập kiến thức về tạo lập văn bản, về đặc điểm của kiểu văn nghị luận chứng minh. Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tìm hiểu đề, phân tích đề chứng minh, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức học tập bộ môn nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu hỏi: Văn nghị luận chứng minh là gì? Các yếu tố để chứng minh trong văn nghị luận.

3. Bài mới

- Các em đã nắm được khái niệm và đặc điểm của văn chứng minh rồi, vậy làm sao để viết được bài văn chứng minh? Hôm nay chúng ta sẽ học cách làm văn chứng minh.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước làm bài lạp luận chứng minh:

Câu hỏi: Nhắc lại các bước làm một bài văn bình thường? (4 bước)

- Giáo viên: Quy trình làm một bài văn nghị luận chứng minh cùng nằm trong quy trình của làm một bài văn nói chung.

I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:

1. Các bước làm bài:

+ Tìm hiểu đề và tìm hiểu ý.

+ Tìm ý và lập dàn ý

+ Viết bài

+ Đọc lại và sửa chữa.

Câu hỏi: Em hiểu từ "chí" trong câu tục ngữ có nghĩa là gì?

2. Bài tập:

Đề bài: Nhân dân ta thường nói “ Có chí thì nên”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó?

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Chí: Nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí nghị lưc, sự kiên trì.

Câu hỏi: Luận điểm mà đề bài yêu cầu chứng minh là gì?

- Nội dung cần chứng minh: Khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống, có ý chí quyết tâm trong học tập, lao động, rèn luyện… thì nhất định sẽ thành công

Câu hỏi: Bài văn yêu cầu làm theo kiểu văn bản nào?

- Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh.

Câu hỏi: Với luận điểm trên bài viết cần đưa ra những luận cứ nào?

- Luận cứ: Có lí lẽ và dẫn chứng:

Câu hỏi: Em có thể sắp xếp các luận cứ trên theo trình tự bố cục như thế nào?

+ Về lí lẽ: Sự cần thiết của ý chí trong công việc, không có chí thì không làm được việc gì.

+ Về dẫn dẫn chứng trong thực tế: Lấy các dẫn chứng trong thực tế:

Học sinh: Thực hiện theo nhóm một nhóm trưởng lên trình bày

- Giáo viên yêu cầu tham khảo phần dàn ý trong sách giáo khoa.

- Nêu một số tấm gương tiêu biểu (tham khảo sách giáo khoa)

Ví dụ: Học sinh nghèo vượt kkhó

- Các nhà khoa học, người lao động, các vận động viên... không lùi bước trước khó khăn nên đã thành công.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn cách mở bài.

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài: có thể chọn 1 trong 3 cách:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Suy từ cái chung đến cái riêng.

+ Suy từ tâm lí con người.

Bảo đảm ý văn: Vai trò, tầm quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết đó là một chân lí.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần thân bài và kết bài.

Hỏi: Làm sao để đoạn đầu phần thân bài liên kết được với phần mở bài?

Hỏi: Nên phân tích các lí lẽ như thế nào? lí lẽ nào trước, lí lẽ nào sau?

Hỏi: Nên viết đoạn văn nêu dẫn chứng như thế nào?

b. Thân bài: Chứng minh vấn đề

- Xét về lí:

+ Chí là rất cần thiết để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

+ Không có chí thì sẽ không làm được việc gì.

- Xét về thực tế:

+ Nhiều người có chí đều thành công (nêu các dẫn chứng).

+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng như chẳng thể vượt qua được (nêu dẫn chứng)

Hỏi: Kết bài cho ta thấy vấn đề cần chứng minh chưa?

c. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng, rèn luyện ý chí.

Hỏi: Kết bài đã hô ứng với phần mở bài hay chưa?

Hỏi: Từ bài tập trên em hãy rút ra các bước để hoàn thiện một bài văn nghị luận chứng minh?

Hỏi: Nêu dàn ý khái quát của một bài văn chứng minh và yêu cầu khi trình bày các phần của đoạn văn?

- Học sinh trả lời nhanh

3. Viết bài:

a. Mở bài: Chọn một trong ba cách trong sách giáo khoa

- Phải có từ ngữ chuyển đoạn, nối tiếp phần mở bài (thật vậy, đúng như vậy…)

b. Thân bài: yêu cầu

- Viết đoạn phân tích lí lẽ.

- Viết đoạn nêu ra các dẫn chứng tiêu biểu

c. Kết bài:

- Cần sử dụng từ ngữ chuyển đoạn

- Kết bài nên hô ứng với phần mở bài

- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

4. Đọc lại văn bản và sửa sai.

* Kết luận: Ghi nhớ sách giáo khoa - Trang 50

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước làm bài lạp luận chứng minh:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập

- Học sinh thực hiện theo nhóm trả lời các câu hỏi sách giáo khoa

- Đại diện nhóm lên phát biểu

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét

- Giáo viên chốt

- Có thể tham khảo dàn ý trong bài tập phần I.

II. Luyện tập.

+ Giống nhau:

- Vấn đề chứng minh trong 2 đề đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải có lòng kiên trì, không nản lòng, tương tự như ý nghĩa của câu “có chí thì nên”.

+ Khác nhau:

- Khi chứng minh cho câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cần nhấn mạnh về chiều thuận. Hễ có lòng kiên trì, có quyết tâm thì việc khó như mài sắt (cứng rắn, khó mài) cũng có thể làm được.

- Còn khi chứng minh bài thơ sau cần lưu ý 2 chiều: thuận - nghịch

+ Một mặt nếu lòng không bền thì không làm được việc gì.

+ Mặt khác đã quyết chí thì việc dù lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.

4. Củng cố, luyện tập

- Nêu các bước thực hiện một bài văn nghị luận chứng minh?

- Nêu bố cục của một bài nghị luận chứng minh?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học, học thuộc lòng ghi nhớ

- Lập dàn bài 2 đề đề phần luyện tập

- Làm bài tập phần I.

- Chuẩn bị ở nhà của tiết sau: Luyện tập lập luận chứng minh.