Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Giáo án: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng lập luận điểm, luân cứ và lập luận.

3. Thái độ

- Có ý thức nghiêm túc học tập bộ môn, có ý thức rèn kĩ năng làm văn nghị luận.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Bố cục là gì? Lập luận là gì? Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận như thế nào?

Hỏi: Nêu các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

3. Bài mới

- Các em đã nắm được thế nào là bố cục, các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Giờ học này chúng ta cùng nhau luyện tập về các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (luyện tập củng cố về bố cục của bài văn nghị luận)

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn xác định luận cứ và lập luận:

- Giáo viên gọi học sinh đọc các ví dụ trong mục I 1 sách giáo khoa

Câu hỏi: Xác định luận cứ => kết luận trong các ví dú trên.

Câu hỏi: Có thể thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận cho nhau không?

I. Lập luận trong đời sống:

1. Xác định luân cứ, lập luận và mối quan hệ của chúng.

a. ,

Luận cứ Kết luận

b. ,

Kết luận Luận cứ

c. ,

Luận cứ Kết luận

- Luận cứ và kết luận, chúng có mối quan hệ nguyên nhân kết quả

- Có thể thay đổi được vị trí của luận cứ và kết luận.

- Giáo viên gọi học sinh tìm các luận cứ.

2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận

a. Em rất yêu trường em, bởi vì ở đó có các bạn mà em yêu quý.

b. Nói dối rất có hại, vì nói dối biến con người ta trở thành người không trung thực.

c. Tôi rất mệt rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi

d. ở nhà, trẻ em cần phải biết nghe lời cha mẹ.

e. Những ngày nghỉ, em rất thích đi tham quan

- Giáo viên yêu cầu học sinh bổ sung kết luận cho các luận cứ?

3. Viết tiếp kết luận cho các luận cứ:

a. ……. đi chơi đi

b. ……chẳng biết học môn nào trước.

c………ai cũng khó chịu

d……... Thì phải gương mẫu chứ.

e. …….. nên chẳng chú ý đến việc học.

Hoạt động 2. Hướng dẫn củng cố kiến thức về lập luận:

Hỏi: Em hãy so sánh kết luận ở mục I. 2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong bài văn nghị luận?

1. So sánh kết luận ở I2 với các luận điểm của mục II

- Giáo viên chốt: Lập luận trong đời sống thường được diễn đạt dưới hình thức 1 câu, còn lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt dưới hình thức 1 tập hợp câu

II. Lập luận trong văn nghị luận:

- So sánh:

1. Giống nhau: đều là những kết luận

2. Khác nhau:

a, Về hình thức:

- Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt bằng một câu.

- Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu.

b, Về nội dung ý nghĩa:

- Trong đời sống, lập luận thường mang cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh.

- Trong văn nghị luận, lập luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ, khái quát, và tường minh.

Câu hỏi: Nêu tác dụng của luận điểm trong văn bản nghị luận?

Câu hỏi: Em rút ra nhận xét gì về lập luận trong đời sống luận cứ, kết luận trong một câu.

- Luận điểm là cơ sở để triển khai luận cứ

- Luận điểm là kết luận của lập luận.

Hoạt động 3. Hướng dẫn củng cố kiến thức về lập luận:

- Giáo viên đọc yêu cầu bài tập

Câu hỏi: Em hãy lập luận cho luận điểm “sách là người bạn lớn của con người”

- Cách trả lời các câu hỏi trên?

Học sinh: Thực hiện theo nhóm,

- Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét và tham khảo?

III. Luyện tâp:

1. Bài tập:

Lập luận bằng cách trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi 1: Tại sao phải nêu ra luận điểm đó?

Câu hỏi 2: Luận điểm đó có những nội dung gì?

Câu hỏi 3: Luận điểm đó có cơ sở thực tế không?

- Hướng dẫn học sinh lập dàn bài:

*Dàn bài gợi ý:

a. Mở bài:

- Nhu cầu ý 2 của việc đọc sách trong đời sống con người

- Vai trò to lớn của sách: là người bạn lớn của con người.

b. Thân bài:

- Giới thiệu tại sao sách lại là người bạn lớn.

+ Con người ta sống chẳng thể thiếu bạn, sách cũng được xem là một người bạn thậm chí là người bạn lớn của con người.

Vì sao lại như vậy?

+ Cha mẹ, thầy cô giáo vẫn được gọi là người bạn lớn (tại sao? )

+ Sách cũng là người bạn lớn giống như bố mẹ, thầy cô là bởi sự gần gũi và những lợi ích của sách.

- Chứng minh sách là người bạn lớn của con người.

+ Sách mở rộng tầm hiểu biết cho con người

=> hiểu biết về lịch sử, địa lí…

=> Hiểu biết về khoa học…

+ Sách bồi dưỡng tình cảm cho người đọc

=> Bồi dưỡng lòng nhân ái biết yêu thương con người.

=> Có ý thức trách nhiệm với người thân, đất nước.. (chứng mình bằng một số tác phẩm văn học trong chương trình)

c. Kết bài:

- Sách là báu vật vô giá, là người bạn lớn chẳng thể thiếu với mỗi người, phải biết trân trọng, yêu quý, giữ gìn, nâng niu sách, phải biết chọn sách mà đọc cũng như chọn bạn mà chơi.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Chỉ ra sự khác và giống nhau của lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận.

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học.

- Thực hiện bài tập II3 Sách giáo khoa - Trang 34.

* Chú ý: Hãy đọc kỹ tác phẩm mà mình định thực hiện sau đó rút ra kết luận thành luận điểm và lập cho luận điểm đó.

- Chuẩn bị bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt.