Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét tính cách của hai nhân vật Va - Ren và Phan Bội Châu, với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa lúc bấy giờ - Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam.

- Nghệ thuật truyện ngắn gọn, đặc sắc trong bút pháp Nguyễn Ái Quốc.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt truyện, phân tích truyện - đặc biệt là kỹ năng phân tích nhân vật.

3. Thái độ

- Có ý thức đấu tranh loại trừ những điều phi nghĩa, bất công.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Phân tích nghệ thuật tương phản, tăng cấp trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” và nêu tác dụng của nghệ thụât đó trong truyện?

Hỏi: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyên ngắn Sống chết mặc bay.

3. Bài mới

Năm 1925, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (1867 - 1940) bị bọn thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải (Trung Quốc), rồi đưa về Hà Nội kết án tù chung thân. Đó cũng là thời gian viên toàn quyền Pháp Đông Dương Va-ren chuẩn bị sang Việt Nam nhậm chức. Hắn hứa sẽ quan tâm tới vụ của Phan Bội Châu. Trên báo Lơ Pa-ri-a, số 36-37 phát hành 9/10/1925 tại Pa-ri có đăng truyện ngắn châm biếm của Nguyễn Ái Quốc. Tác phẩm góp thêm một tiếng nói đầy sức mạnh với phong trào đòi thả tự do cho cụ Phan đang rầm rộ ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc

- Học sinh đọc

- Học sinh nhận xét cách đọc của bạn

- Giáo viên nhận xét.

Hỏi: Tóm tắt truyện ngắn?

I. Đọc, tìm hiểu chú thích:

1. Đọc.

- Lưu ý lời kể chuyện vừa bình nhiên, vừa dí dỏm, khôi hài những câu cảm thán, những lời nói đọc thoại của Va-ren trong cuộc hội thoại với Phan Bội Châu.

Hỏi: Nêu những hiểu biết ngắn gọn của em về tác giả Nguyễn ái Quốc?

Hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác và mục đích của văn bản này?

2. Tìm hiểu chú thích.

a. Tác giả: Nguyễn ái Quốc (1890- 1969) là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sử dụng từ năm 1919 - 1945.

- Là vị lãnh tụ vĩ đại, nhà văn lớn, anh hùng dân tộc, và Danh nhân văn hoá thế giới.

- Tại Pháp, Bác viết nhiều thể loại: Truyện, kí, phóng sự, kịch...

Hỏi: Em có hiểu biết gì về Phan Bội Châu?

Giáo viên: Cho học sinh xem chân dung của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu.

Ví dụ: Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Bản án chế độ thực dân Pháp, Con rồng tre.

- Tác phẩm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

+ Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1925- sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc và bị giải về nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội chờ xét xử

+ Mục đích sáng tác:

- Cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.

- Phanh phui bộ mặt giả dối của tên toàn quyền Va-ren khi sang Đông Dương nhận chức.

- Ca ngợi nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

- Giáo viên giải thích rõ ràng từ khó mà học sinh còn thắc mắc, chưa hiểu rõ.

- Từ khó: Sách giáo khoa

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

Câu hỏi: Theo em đây là một truyện ký ghi chép sự thật hay tưởng tượng?

Hỏi: Căn cứ vào đâu để kết luận điều đó?

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Tự sự

- Thể loại: Truyện ký

- Đây là một truyện ngắn, hình thức có vẻ giống như là một bài ký sự, nhưng thực chất là một câu chuỵên hư cấu.

- Truyện được sáng tác trước khi Va-ren sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương và thực tế khi y sang Đông Dương cũng không có chuỵên gặp Phan Bội Châu ở Hoả Lò - Hà Nội

Hỏi: Xác định bố cục của văn bản?

Hỏi: Truyện này có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào giống với nghệ thuật trong tác phẩm “Chết sống mặc bay”.

- Nghệ thuật tương phản. Nhưng Nguyễn Ái Quốc thể hiện mới mẻ hơn.

2. Bố cục: chia làm 3 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu => Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Lời hứa hẹn của Va-ren.

- Đoạn 2: Tiếp => không hiểu Phan Bội Châu. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu trong nhà tù ở Hoả lò – Hà Nội.

- Đoạn 3: Kết. Thái độ của Phan Bội Châu đối với Va-ren

Hỏi: Em hiểu thế nào về nghĩa của cụm từ “Những trò lố”?

3. Phân tích:

* Nhan đề của truyện:

- Những trò lố: Là những trò hề nhảm nhí, tồi tệ, kệch cỡm mà người làm trò diễn, càng diễn càng bộc lộ sự vô duyên, nực cười.

Hỏi: Nhan đề của truyện có tác dụng gì đối với việc diễn đạt giá trị nội dung tác phẩm?

- Nhan đề của truyện có tác dụng: muốn hé lộ cho người đọc đây là những trò lố cuối cùng, hấp dẫn nhất mà Va-ren kiêm luôn các công việc: biên kịch, đạo diễn và diễn viên chính.

Hỏi: Nhân vật chính, trung tâm trong truyện là ai? Được bộc lộ trong những hoàn cảnh nào?

3/1: Hình tượng nhân vật toàn quyền Va-ren qua các trò lố.

- Nhân vật chính - trung tâm: Va-ren.

- Được thể hiện qua các cảnh:

+ Trên đường sang Việt Nam.

+ Trên đường tuần du ở Sài Gòn

+ Ở kinh đô Huế

+ Trong nhà tù ở Hoả Lò (Hà Nội)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1 của tác phẩm.

Hỏi: Khi Va-ren trên đường sang Đông Dương thì Phân Bội Châu như thế nào?

a. Va -ren và trò lố thứ nhất: (Đoạn 1).

- Khi Va-ren trên đường sang Đông Dương thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

Hỏi: Để được sang nhận chức toàn quyền ở Đông Dương, Va-ren đã hứa gì?

- Va-Ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ của Phan Bội Châu:

Hỏi: Vì sao hắn lai phải hứa như vậy?

+ Do sức ép của công luận Pháp và Đông Dương.

Hỏi: Tác giả đã nói về lời hứa đó như thế nào? Tính chất của lời hứa đó ra sao?

+ Cụm từ “ nửa chính thức hứa” câu hỏi mang tính chất nghi ngờ:

Hỏi: Vậy thực chất lời hứa đó là gì?

- Có thể thay đổi lời hứa

Hỏi: Em có nhận xét gì về bản chất của Va-ren từ tính chất của lời hứa trên?

Giáo viên: Trên thực tế Va-ren là người đứng đầu trong việc cai trị Đông Dương, còn Phan Bội Châu là một nhà cách mạng bị tù đày.

- Hai bên đối lập nhau vì vậy không có lời hứa của Va – Ren (đó chính là một lời hứa bịp bợm)

Giáo viên bổ sung thêm nội dung văn bản cho học sinh nắm vững về cuộc hành trình của Va-ren

- Có nhiều khả năng chưa chắc giữ lời hứa vì hắn biết trước hắn sẽ nuốt lời.

=> Đó là lời hứa điêu trá, hứa để ve vuốt trấn an.

- Từ Mác –xây – Sài Gòn: 4 tuần ở Sài Gòn Va-ren đi tuần du kĩ càng toàn phố.

+ Va – Ren đi từ Sài Gòn => Huế: ở Huế hắn lại vô cùng bình tĩnh đi thăm cung đình Huế, dự yến tiệc, gắn mề đay…công việc cũng chậm chạp, dềnh dàng để kéo dài thời gian.

* Điệp ngữ: “Trong khi đó – Phan Bội Châu vẫn nằm tù”

=> Tác giả lật tẩy sự giả dối trong lời hứa của Va- Ren.

- Nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

- Hành trình của Ve-ren kéo dài tới 4 tuần lễ -> Sự chậm chễ một cách cố ý, muốn Phan Bội Châu bị xử tử rồi sẽ phủi tay.

=> Lời hứa đó thực chất là một trò lố kệch cỡm và đáng cười, bộc lộ thủ đoạn gian giảo, tính chất cơ hội của một kẻ làm chính trị.

- Đồng thời châm biếm một cách kín đáo cách làm trò bẩn thỉu của Va-ren.

- Học sinh đọc đoạn 2.

Hỏi: Thực tế khi xuống tàu, Va-ren đã làm gì?

b. Va-ren với trò lố thứ hai: Va-ren ở Gài Gòn.

- Chỉ muốn chăm sóc vụ Phan Bội Châu khi nào thật yên vị.

-> Tác giả tạo ra sự nghi ngờ, mỉa mai = thực tế: Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

Hỏi: Cảnh đón đoàn Va-ren ở Sài Gòn diễn ra như thế nào?

+ Chính quyền?

- Cảnh đón Va-ren ở Sài Gòn:

+ Chính quyền: quấn quýt, lôi kéo, giằng co, ấp ủ trong mớ bòng bong những buổi thiết đãi, tiếp rước và chúc tụng.

+ Dân chúng?

+ Dân chúng:

- Bị lùa đi dưới ngọn roi gân bò và những tiếng quát tháo.

. Xem Va-ren như đi xem hát tuồng.

. Bình phẩm Va-ren: Rậm râu, sâu mắt

. Một cảnh tượng nhốn nháo.

-> Thái độ dân chúng: Cảm thấy tò mò và lạ lẫm với một nhân vật xảo quệt, hiểm độc.

Hỏi: Chính quyền và Va-ren hiện lên như thế nào?

-> Chính quyền giống như một gánh xiếc, mà Va-ren là nhân vật chính trong gánh xiếc ấy.

=> Va-ren hiện lên giống như một tên hề lố bịch và nực cười. Tên hề xảo trá, bịp bợm đang cố gắng kéo dài thời gian để nuốt lời hứa của mình.

Cảnh đón Va-ren tại triều đình Huế tuy ngắn mà đặc sắc.

Hỏi: Qua đoạn văn em hãy so sánh thái độ của triều đình Huế và cách ứng xử của Va-ren?

Triều đình Khải Định

- Tất tưởi nghênh tiếp

- Đức kim Thượng sẽ thỉnh thăm hoàng cung, sẽ thỉnh dự yến.

- Mời ngài

- Cài lên ngực bội tinh Nam Long.

=> Bên trọng: xum xoe, vồ vập -> Thể hiện sự hèn mạt.

c. Va-ren với trò hề thứ ba:

*Toàn quyền Va-ren

- Sẽ dừng lại

- Sẽ vào, sẽ ăn

-> Từ ngữ thể hiện sự miễn cưỡng, thụ động, nhạt nhẽo.

- Được gắn mề đay.

=> Bên khinh:

Tiếp nhận không khách khí, không từ chối.

Thái độ khinh khỉnh, hống hách, hợm hĩnh ra oai với thuộc hạ bản xứ -> đã hài lòng.

- Tác giả nhắc lại: Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

-> Mỉa mai và cho thấy rõ sự dối trá của Va-ren.

Hỏi: Tác giả tiếp tục nhấn lại điệp ngữ nào? Nêu tác dụng?

Hỏi: Trong đoạn văn có hai nhân vật là Va- Ren và Phan bội Châu được xây dựng theo mối quan hệ nào? và cụ thể như thế nào?

d. Va-ren với trò hề thứ tư: Cuộc gặp gỡ giữa Va – Ren và Phan Bội Châu ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội).

Tác giả giới thiệu hai nhân vật trong mối quan hệ tương phản, đối kháng:

Tên Va – RenPhan Bội Châu

+ Tên toàn quyền mới nhận chức ở Đông Dương

+ Con người phản bội giai cấp vô sản, bị đồng bọn đuổi ra khỏ tập đoàn.

+ Kẻ ruồng bỏ quá khứ, lòng tin vào giai cấp mình

=> Một kẻ phản bội nhục nhã.

+ Một người đang ở tù vì dám đứng dậy tranh đấu chống lại chế độ thực dân trên đất nước mình.

+ Hi sinh cả gia đình, của cải, quê hương để không phải chung sống cùng bè lũ cướp nước, bán nước.

+ Một người đang cận kề với cái chết.

=> Một vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được cả dân tộc tôn sùng

Hỏi: Cuộc gặp gỡ diễn ra trong hoàn cảnh nào?

* Cuộc gặp gỡ ở trong tù

Hỏi: Khi gặp Phan Bội Châu Va-ren đã nói và hành động như thế nào? Em có nhận xét gì về lời nói và hành động đó của Va -ren.

Nhân vật Va-ren:

- Mở đầu:

+ Va-ren tuyên bố “Tôi đem tự do đến cho ông đây”

+ Hành động: Tay phải dơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to lên.

-> Lời nói và hành động, thể hiện sự kiêu căng, hống hách và vô cùng giả dối

Hỏi: Va-ren đã thuyết phục Phan Bội Châu điều gì?

- Va-ren thuyết phục Phan Bội Châu hãy trung thành, hợp tác và hợp lực với nước Pháp.

Hỏi: Để thuyết phục được Phan Bội Châu, Va-ren đã sử dụng những lí lẽ như thế nào?

- Va-ren đưa ra những tấm gương phản bội và tự khoe khoang về sự phản bội của chính mình.

Câu hỏi: Lời lẽ của Va-ren mang hình thức ngôn ngữ gì? Hình thức ngôn ngữ đó nói lên điều gì về Va-ren?

- Va-ren đối thoại đơn phương, gần như là độc thoại, tự nói với mình (Phan Bội Châu không hề đáp lại).

Tác dụng: Làm bộc lộ rõ ràng động cơ, tính cách của một kẻ tiểu nhân bất đắc dĩ: vừa vuốt ve, dụ dỗ, vừa bịp bợm một cách trắng trợn, vô liêm sỉ, với cái tự tin làm chủ tình huống của một kẻ xảo quyệt, phản bội, trâng tráo, nhục nhã.

Hỏi: Nếu gọi cuộc gặp gỡ này là một màn kịch, thì ai là diễn viên chính? Tên diễn viên đó như thế nào?

- Trong màn kịch này Va-ren vừa là biên kịch, vừa là đạo diễn, đồng thời là diễn viên chính.

-> Đây là một trò lố sinh động nhất của tên toàn quyền Đông Dương trong truyện này. Qua trò lố này tính chất bỉ ổi, xảo trá được hiện lên rõ nhất.

-> Trước mặt Phan Bội Châu, Va-ren rơi vào hoàn cảnh thật thảm hại và nhục nhã.

Hỏi: Đứng trước Va-ren, Phan Bội Châu có thái độ như thế nào?

3/2. Nhân vật Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu lặng im, dửng dưng, phớt lờ, coi như là không nghe thấy gì?

=> Thể hiện thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường của ông trước Va-ren.

Hỏi: Tác giả bàn luận như thế nào về thái độ đó của Phan Bội Châu

- Tác giả cho rằng sự dửng dưng, im lặng, của Phan Bội Châu là do Phan Bội Châu là một người cộng sản nên chẳng thể chấp nhận, chẳng thể hiểu nổi những lời lẽ, luận điệu của bọn thực dân giả dối. Qua đó khẳng định thêm tính cách của Phan Bội Châu.

Giáo viên: Câu chuyện có thêm đoạn kết với lời quả quyết của anh lính An Nam và lời đoán thêm của tác giả, khiến câu chuyện có ý nghĩa gì?

- Đoạn kết tác giả tiếp tục nâng cao tính cách và thái độ của Phan Bội Châu:

+ Lời của chú lính: “Thấy đôi ngọn râu mép của anh tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay”

+ Lời bàn của tác giả: “Có thể lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười – mỉm cười kín đáo, vô hình và lặng im như cánh ruồi lướt qua”

=> Thái độ khinh bỉ, mỉa mai kẻ thù của Phan Bội Châu.

Hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của lời tái bút, sự kết hợp của lời kết và lời tái bút?

+ Thái độ của Phan Bội Châu ở lời tái bút: “nhổ vào mặt nó” => Cử chỉ dữ dội, bất ngờ, một thái độ quyết liệt, một sự khinh bỉ tột cùng, chẳng thể kìm nén được.

Hỏi: Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Phan Bội Châu

=> Phan Bội Châu là một người điềm tĩnh, có ý chí kiên cường, bất khuất – một nhân cách cao cả trước kẻ thù đê tiện, gian trá.

Ông là một người đáng kính, đáng thán phục tương phản hoàn toàn với tên toàn quyền Đông Dương bỉ ổi, hèn mạt.

Hỏi: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?

4. Tổng kết:

a. Nghệ thuật:

- Giọng văn châm biếm

- Đối lập, tương phản mới mẻ, hiện đại.

- Kể chuyện nối tiếp tạo ra các màn, lớp, cảnh hấp dẫn.

- Điệp câu để nhấn mạnh so sánh.

- Kết truyện hiện đại: Có thêm đoạn Tái bút.

b. Nội dung: Phanh phui bộ mặt gian trá, xảo quyệt, bịp bợm của tên toàn quyền Đông Dương - Đại diện cho chế độ thực dân.

- Ca ngợi kí tiết trung kiên, cao đẹp của anh hùng Phan Bội Châu - Đại diện cho khí phách dân tộc Việt Nam.

*Ghi nhớ Sách giáo khoa - trang 95

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

- Học sinh đọc câu hỏi 1 sách giáo khoa

Học sinh thảo luận và trả lời nhanh

III. Luyện tập.

Bài 1:

- Đó là tình cảm yêu mến, kính phục, ca ngợi tâm hồn cao thượng và khí phách của Phan Bội Châu.

- Căn cứ vào những lời bàn luận gián tiếp.

4. Củng cố, luyện tập

Tóm tắt tác phẩm?

Em có nhận xét gì về cách dẫn vào truyện của Nguyễn Ái Quốc?

5. Hhướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học

- Đọc kỹ đoạn 2,3 và tập phân tích, tìm hiểu theo sách giáo khoa

Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: Luyện tập