Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Tiếp Theo) - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Tiếp Theo) - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc, hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu quý kính trọng vị lãnh tụ của dân tộc Hồ Chí Minh.

- Yêu quý và có ý thức bảo vể thiên nhiên tươi đẹp.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc trước bài thơ, trả lời các câu hỏi bài tập soạn bài. Chuẩn bị vở ghi, sách giáo khoa, nháp...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

1. Đọc thuộc lòng bài thơ: “Cảnh khuya” và nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong tâm hồn Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài thơ đó?

3. Bài mới

- Các em đã được tìm hiểu bài thơ " Cảnh khuya của Bác từ đó cảm nhận được chất thơ, chất chiến sĩ trong tâm hồn nhà thơ được hòa hợp song song hòa quyện trong nhau. Giờ học này các em sẽ tiếp tục tìm hiểu bài thơ " Rằm tháng giêng" của Bác để thấy được tình thiên nhiên và phong cách lạc quan trong con người Bác.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động. Rằm Tháng Giêng

Hướng dẫn gọc sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn đọc.

- Gọi học sinh đọc và nhận xét:

- Giáo viên cho học sinh so sánh đối chiếu 2 bản dịch thơ và phản phiên âm.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc.

+ Phiên âm chữ Hán: 4/3,2/2/3

+ Dịch thơ: 2/2/2; 2/4/2

=> Thể dịch: Lục bát, thêm vào các từ: lồng lộng, bát ngát, ngân, thiếu: 1 từ xuân (C2), yên ba (C3).

- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

- Giáo viên giải thích những từ mà học sinh chưa rõ.

2. Chú thích:

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, khi Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.

- Từ khó: Sách giáo khoa

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu

Hỏi: Bài thơ thuộc kiểu văn bản nào? Thể thơ nào?

Hỏi: Chủ đề trên được triển khai theo bố cục như thế nào?

II. Đọc - hiểu văn bản.

1. Kiểu văn bản:

- Biểu cảm: (trữ tình hiện đại)

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

2. Bố cục: 2 phần

- Hai câu đầu

- Hai câu cuối

Học sinh đọc hai câu thơ

Hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian, không gian và cách miêu tả không gian trong hai câu thơ đầu?

3. Phân tích:

a. Hai câu thơ đầu:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"

- Thời gian: đêm rằm tháng giêng

- Cảnh vật: trăng tròn nhất

- Không gian: bầu trời cao rộng, trong trẻo, sáng sủa. bầu trời, dòng sông, mây nước hoà quyện vào nhau.

Hỏi: Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ? Nêu tác dụng?

- So sánh cảnh ánh trăng với bài "Cảnh khuya"?

- Cảnh khuya: Trăng lồng cổ thụ.

- Bài này: Trăng sáng tràn ngập bầu trời, dòng sông mùa xuân.

Nghệ thuật: Điệp từ “xuân” (3 lần)=> Thể hiện vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời: Sông xuân, nước xuân, trời xuân.

Hỏi: Bức tranh phong cảnh đêm rằm tháng giêng hiện lên như thế nào?

=> Hai câu thơ đầu mở ra một không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm “Nguyên tiêu”. Bầu trời và vầng trăng dường như không có giới hạn, dòng sông, mặt nước tiếp lẫn, liền với trời. Đây là dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân, bầu trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, nhưng cũng là dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ của tháng giêng, tháng đầu của mùa đầu tiên trong năm- mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.

- Một lần nữa em hiểu gì về tâm hồn thơ của Bác qua những câu thơ này?

* Tâm hồn thi sĩ: Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt thiết tha. Bằng cách miêu tả khái quát, toàn cảnh, nắm được cái thần của sự vật theo bút pháp truyền thống phương Đông.

- Gọi học sinh đọc hai câu thơ sau

Hỏi: Trong 2 câu thơ sau, Bác nói về việc gì? nơi diễn ra sự việc đó? (trong câu 3 (nguyên tác) cho người đọc biết thêm điều gì? Không gian dòng sông gợi lên điều gì?

Hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

( Bài thơ được làm từ thời kháng chiến chống Pháp:

1948 - gian khổ và khó khăn).

Hỏi: So sánh với câu thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc?

b. Hai câu cuối (chuyển – hợp)

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"

- Ở nơi sâu thẳm của dòng sông mờ mịt khói sóng, Bác đang cùng các bộ bàn việc quân việc nước. (Cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn gian khổ nhất)

- Vẽ nên không gian huyền ảo trong đêm trăng "Yên ba thâm xứ "

=> Câu thơ mở ra một không khí thời đại, không khí hội họp luận bàn việc quân, việc nước rất bí ẩn khẩn trương của Đảng, chính phủ và Bác Hồ trong những năm tháng gay go ấy.

-Hình ảnh con thuyền sau lúc bàn luận việc quân trở về lướt đi phơi phới trong ánh trăng "ngân đầy thuyền"

Con người hướng về thiên nhiên tươi đẹp đầy ánh trăng.

Hỏi: Hình ảnh con thuyền trở về trong đêm trăng được miêu tả như thế nào?

Hỏi: Em có nhận xét gì về tâm hồn, phong thái của Bác Hồ trong hoàn cảnh ấy?

- Giáo viên bình sâu hơn theo nội dung sách giáo viên.

=> Hai câu thơ cuối với giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung đã cho thấy tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, niềm tin vào ý Đảng, lòng dân, vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.

Từ những câu thơ đó toát lên tình yêu thiên nhiên mặn mà và những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, đất nước của Bác. .

Hỏi: Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

- Đọc ghi nhớ sách giáo khoa

4. Tổng kết:

a. Nội dung:

- Tình yêu thiên nhiên.

- Lòng yêu nước, tinh thần lạc quan cách mạng.

b. Nghệ thuật:

- Kết hợp hài hoà yếu tố cổ điển và trong thơ.

- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên.

* Ghi nhớ sách giáo khoa Trang 143.

4. Củng cố, luyện tập

- Nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài thơ?

- Qua 2 bài thơ của Bác Hồ, em hãy nêu cảm nghĩ của ban thân về tâm hồn và phong cách thơ Hồ Chí Minh?

- Em học tập được điều gì sau khi học những bài thơ của Bác?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn luyện nội dung phân tích.

- Làm 2 bài tập phần luyện tập.

- Chuẩn bị bài: Kiểm tra Tiếng Việt.