Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Ôn tập tác phẩm trữ tình - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Ôn tập tác phẩm trữ tình - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố hệ thống kiến thức về các tác phẩm trữ tình đã học về đặc điểm nghệ thuật và nội dung.

2. Kĩ năng

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích môn học qua các tác phẩm văn học trữ tình, bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, tinh thần nhân văn, nhân đạo.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Hỏi: Nêu tên các tác phẩm thơ trữ tình trung đại đã học.

3. Bài mới

- Các em đã được học các tác phẩm trữ tình trong học kì I - Ở giờ học này chúng ta cùng đánh giá lại các nội dung đã học qua việc hệ thống các tác phẩm trữ tình.

Câu 1: Nối tên tác giả - tác phẩm sao cho phù hợp:

Tác phẩmTác giả

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)

Lý Bạch

Phó giá về kinh (tụng giá hoàn kinh sư)

Trần Quang Khải

Tiếng gà trưa

Xuân Quỳnh

Cảnh khuya

Hồ Chí Minh

Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê

Hạ Tri Chương

Bạn đến chơi nhà

Nguyễn Khuyến

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Trần Nhân Tông

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đỗ Phủ

2. Câu 2

Tác phẩnNội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

- Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả

- Qua Đèo Ngang

- Nỗi nhớ thương quá khứ cùng với nỗi buồn cô đơn, lặng thầm giữa đèo hoang vu.

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê

- Tình cảm quê hương chân thành pha lẫn chút xót xa lúc mới trở về quê hương

- Sông núi nước Nam

- ý thức độc lập, tự chủ và quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.

- Tiếng gà trưa

- Tình cảm gia đình, quê hương thông qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

- Bài ca Côn Sơn

- Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Tình cảm quê hương sâu lắng bộc lộ trong khoảnh khắc đêm vắng

- Cảnh khuya

- Tình yêu thiên nhiên, tình yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan

3. Câu 3:

Tác phẩmThể thơ

- Sau phút chia li (trích chính phụ ngâm khúc) (dịch thơ)

- Song thất lục bát

- Qua Đèo Ngang

- Bát cú Đường luật

- Bài ca côn sơn (trích dịch thơ: Côn Sơn ca)

- Lục bát

- Sông núi nước Nam

- Tuyệt cú Đường luật

- Cảm nghĩa trong đêm thanh tĩnh

- Thể thơ khác

4. Câu 4:

ý kiến

a

b

c

d

e

f

g

i

k

Đáp án

S

Đ

Đ

Đ

S

Đ

Đ

S

S

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Giáo viên nêu yêu cầu câu hỏi 5 sách giáo khoa - Trang 182

- Học sinh thảo luận và trả lời

5. Câu 5: Ca dao

a. Khác với những tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình (trước đây là những bài thơ, câu thơ) mang tính chất tập thể và truyền miệng.

b. Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao trữ tình là lục bát.

c. Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ.

Hỏi: Nội dung trữ tình trong các câu thơ?

6. Bài 1 (Sách giáo khoa - Trang 192)

- Nội dung trữ tình trong các câu thơ:

+ Nỗi niềm lo cho đất nước, thương cho dân.

(Đây là một phương diện khác và một màu sắc khác trong thơ Nguyễn Trãi)

- Điểm chung của hai câu thơ là một nỗi lo, buồn sâu lắng.

- Điểm riêng

+ Câu 1: Biểu cảm trực tiếp sử dụng tả, kể

+ Câu 2: Biểu cảm gián tiếp: ẩn dụ

=> Nét cao đẹp trong tư tưởng Nguyễn Trãi, lo nước, thương dân, đó không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là mối lo duy nhất của thi sĩ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt những ý chính của mục ghi nhớ sách giáo khoa Trang 182 theo các câu hỏi sau:

7. Bài 2 (Sách giáo khoa - Trang 192):

Cảm nghĩ …….. tĩnhNgẫu nhiên ……quê

- Biểu hiện tình cảm một cách trực tiếp

- Biểu hiện tình cảm gián tiếp

- Tình yêu quê hương bộc lộ khi phải xa quê.

- Tình yêu quê hương khi mới đặt chân về quê.

- Tình cảm được thể hịên một cách nhẹ nhàng, sâu lắng

- Tình cảm được diễn đạt một cách hóm hỉnh, pha chút bùi ngùi, xót xa.

So sánh hai bài thơ?

Bài 3 (Sách giáo khoa – Trang 193)

Đêm đỗ thuyền ở Phong KiềuRằm tháng giêng

Cảnh vật được miêu tả:

- Hình ảnh: Trăng tà, sương đầy trời, ngọn lửa thuyền chài, cây phong.

- Âm thanh: tiếng quạ kêu, tiếng chuông chùa vẳng lại.

- Con người: một mình với nỗi buồn.

-> Gợi nỗi buồn thêm da diết.

- Hình ảnh: Trăng tròn; sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân; thuyền đầy ánh trăng.

-Không có âm thanh.

- Con người: cùng các đồng chí bàn việc quân trở về.

-> Gợi sự lạc quan, vui vẻ, và sức sống ngập tràn.

8. Bài 4 (Sách giáo khoa – trang 193):

Những câu đúng:

b. Tuỳ bút ……….

c. Tuỳ bút sử dụng……….

e. Tuỳ bút có những yếu tố………….

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên chốt những kiến thức cần nắm vững

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn luyện lý thuyết

- Chuẩn bị ôn tập Tiếng Việt.