Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Học sinh cảm nhân được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn ở đoạn thơ trong “Bài ca Côn Sơn” và hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “Thiên Trường vãn vọng”.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, đọc thơ “ Thất ngôn tứ tuyệt” và thơ “Lục bát”

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

- Tích hợp với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, chấm bài, sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: tri thức căn bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc bài, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Đọc thuộc lòng cả phần phiên âm và dịch thơ của văn bản: “Phó giá về kinh” cho biết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản?

Hỏi: Em hiểu như thế nào về hai thể thơ “Thất ngôn tứ tuyệt” và “Ngũ ngôn tứ tuyệt” đường luật minh hoạ trên hai văn bản “ Sông núi nước Nam” và “Phó giá về kinh”

3. Bài mới

- Ở tiết học này cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu hai bài thơ: Một bài là của một vị vua yêu nước, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đồng thời cũng là một nhà văn hoá, thi sĩ tiêu biểu của thời Trần, còn một bài là của danh nhân văn hoá đã được UNESCO công nhận. Hai tác phẩm là hai sản phẩm tình thần cao đẹp của hai cuộc đời, hai tâm hồn lớn, hẳn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều lý thú và bổ ích.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra"

- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các nội dung và KĐ- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc: Chậm rãi, ung dung, bình thản

Giải nghĩa từ mục đồng?

B. Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông)

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc

2. Tìm hiểu chú thích.

- Mục đồng:

Hỏi: Bài thơ thuộc kiểu văn bản nào, viết theo thể nào?

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Biểu cảm:

- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Hỏi: Văn bản gồm có mấy phần? Nêu nội dung từng phần?

Hỏi: Nêu chủ đề bài thơ?

- Cảnh tượng của một vùng quê thanh bình, ấm cúng, trầm lặng mà không đìu hiu

2. Bố cục:

- Hai câu thơ đầu: Cảnh buồn chiều ở phủ Thiên Trường.

- Hai câu thơ cuối: Cảnh sắc và con người chan hoà ở các làng quê Việt Nam.

Hỏi: Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh gì?

Hỏi. Cảnh ấy hiện lên qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy gợi không khí như thế nào về cảnh vật?

- Cảnh chiều buông xuống man mác buồn, chầm chậm trong tâm tư của vị vua trẻ tuổi, anh hùng như đã sớm hướng tâm hồn của mình về thiên nhiên thuần phác và vĩnh hằng.

3. Hướng dẫn phân tích:

a. Hai câu thơ đầu: Tả cảnh buồn chiều ở phủ Thiên Trường.

- Người ngắm cảnh là 1 vị vua.

- Đạm tự yên: Làn sương bạc, bình đạm, nhẹ lâng lâng bao bọc, lan toả xung quanh.

– Bán vô bán hữu: cảnh vật nửa như có nửa như không trong bóng chiều.

-> Gợi khung cảnh buổi chiều, yên ả, man mác của cảnh quê.

Hỏi: Hai câu thơ 3,4 miêu tả cảnh gì? Cảnh ấy có những hình ảnh nào tiêu biểu?

Hỏi: Những hình ảnh ấy gợi cho em cảm nhận gì về con người và cảnh vật?

b. Hai câu 3,4: Cảnh sắc và con người chan hoà ở các làng quê Việt Nam:

+ Tiếng sáo của trẻ chăn trâu còn văng vẳng đâu đây.

+ Từng đôi cò trắng (bạch lộ) chớp cánh, bay liệng xuống đồng (phi hạ điền) để kiếm ăn.

-> Cảnh sắc và con người chan hoà với nhau, tất cả đều bình dị, dân dã, thân thuộc, thanh bình, no đủ. Tình quê và hồn quê chan hoà, dào dạt.

-> Thấp thoáng tình cảm chân thành và ấm áp của người viết: ngắm cảnh chiều bình yên để suy tư, suy nghĩ tâm hồn cao quý.

-> Bóng dáng đất nước Đại Việt những năm cuối thế kỷ XIII: Một đất nước thanh bình, nhân dân ấm no, yên ổn.

Hỏi: Qua đó em cảm nhận được bóng dáng đất nước Đại Việt những năm cuối thế kỉ XIII như thế nào?

Hỏi: Cảm nhận của em về vua Trần Nhân Tông?

=> Bài thơ phác hoạ nên khung cảnh buổi chiều ở thôn quê đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ rằng tác giả là một vị vua có địa vị tối cao nhưng vẫn có tâm hồn thanh cao, giản dị, gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã - một điều không dễ gì có được.

Hỏi: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?

4. Tổng kết:

Nội dung:

+ Cảnh chiều nơi thôn quê yên bình.

+ Sự gắn bó máu thịt với quê hương dân dã và tâm hồn nghệ sĩ của một vị vua.

- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cô đọng. Sử dụng bút pháp chấm phá

III. Luyện tập

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về hai bài thơ và hai nhà thơ? So sánh hai câu thơ của Nguyễn Trãi và Bác Hồ.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc lòng 2 bài thơ,

- Sưu tầm thơ của Nguyễn Trãi.

- Chuẩn bị bài: Từ Hán – Việt (tiếp)